Quản lý nước trong ao lắng

Vì vậy, để có nguồn nước sạch và ổn định các yếu tố nhiệt độ, độ pH, độ mặn, độ trong... thì việc đầu tư xây dựng và quản lý nước trong ao lắng trước khi cấp vào ao nuôi là rất cần thiết.
Nhận định về vấn đề này, chị Đỗ Thị Cẩm Hương nuôi tôm tại xã Nhựt Ninh, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An cho biết:
"Sử dụng ao lắng giúp cho chị yên tâm rất nhiều vì nguồn nước cấp trực tiếp từ sông dễ bị ô nhiễm do môi trường xung quanh nhất là vào mùa mưa môi trường nước không ổn định làm tôm dễ bị sốc và nhiễm bệnh".
Để nâng cao hiệu quả sử dụng ao lắng, bà con nông dân cần lưu ý thực hiện các giải pháp sau:
Thứ nhất, ao lắng không cần diện tích quá lớn, thường cần khoảng 20 - 25% diện tích ao nuôi.
Thứ hai, khi lấy nước từ kênh, rạch, sông… vào ao lắng cần qua cống cấp có túi lọc bằng vải dày nhằm loại bỏ rác, ấu trùng, tôm, cua, còng, ốc, côn trùng, cá tạp...
Thứ ba, sau khi lấy nước vào ao lắng cần chạy quạt nước liên tục trong 2 - 3 ngày để kích thích trứng tôm, ốc, côn trùng, cá tạp nở thành ấu trùng.
Thứ tư, cần diệt tạp, diệt khuẩn nước trong ao lắng, vào khoảng 8 giờ sáng hoặc vào lúc 16 giờ chiều. Nên sử dụng chlorine với nồng độ 30ppm (30 kg/1000m3 nước) hoặc những chất diệt tạp có tên trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam. Tuyệt đối không dùng thuốc bảo vệ thực vật và các hóa chất cấm.
Thứ năm, sau khi diệt tạp, diệt khuẩn, tiếp tục cho quạt nước liên tục trong 10 ngày để phân hủy dư lượng chlorine. Có thể kiểm tra dư lượng chlorine bằng thuốc thử.
Thứ sáu, khi cấp nước từ ao lắng qua ao nuôi cần qua ít nhất 2 lớp túi lọc bằng vải dày. Mức nước cấp vào ao nuôi đạt từ 1,3 - 1,5m là thích hợp. Sau khi cấp nước, để lắng khoảng 2 ngày.
Thực hiện đầy đủ các thao tác nêu trên, chúng ta sẽ đảm bảo có được nguồn nước sạch để nuôi tôm vì nguồn nước sạch sẽ giúp giảm thiểu tối đa các rủi ro do dịch bệnh và tạo môi trường thuận lợi cho tôm sinh trưởng.
Related news

Trong những ngày này, về miệt Thạnh Mỹ, Tân Hòa Đông (Tân Phước), những vùng trồng chuyên canh khoai mỡ nổi tiếng nhất Đồng Tháp Mười (Tiền Giang), mọi người đều bắt gặp không khí lao động sản xuất nhộn nhịp mùa thu hoạch nông sản. Người cào cỏ, kẻ đào, người xếp khoai vào sọt để cân rồi chuyển xuống ghe xuồng theo chân thương lái đưa đi tiêu thụ khắp các nơi. Bà con năm nay hết sức phấn khởi vì trúng mùa trúng giá.

Nông dân ĐBSCL đang bắt đầu vào vụ thu hoạch lúa hè thu 2012. Tuy nhiên, theo phản ánh của các địa phương, tình hình tiêu thụ lúa đang rất khó khăn, giá giảm mạnh.

Được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, vụ mùa năm 2011, Trung tâm Khuyến nông Lào Cai đã thực hiện mô hình trình diễn sản xuất lúa gieo thẳng tại xã Xuân Quang, huyên Bảo Thắng và xã Bảo Nhai, huyên Bắc Hà với diện tích 15 ha.

Do thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng ngay từ đầu hè nên nhiều diện tích chè tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái bị cháy búp, gây thiệt hại lớn.

Việc hướng nông dân làm theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt (GAP) là hết sức bức thiết nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường trong và ngoài nước.