Quản Lý Nghề Bẫy Tôm Hùm Con Ở Bình Thuận
Hoạt động khai thác tôm hùm con, mà chủ yếu là nghề bẫy bắt để phục vụ nuôi trồng thủy sản trong thời gian qua đã phát triển mạnh tại vùng ven biển Bình Thuận. Việc này đã gây ảnh hưởng đến nguồn lợi tôm hùm trong tự nhiên. Đồng thời việc giăng mắc ngư lưới cụ cố định để bẫy bắt tôm hùm con tràn lan trong các khu vực ven bờ đã cản trở hoạt động đi lại của tàu thuyền cũng như hoạt động tắm biển, vui chơi, giải trí tại các khu du lịch ven biển, gây tranh chấp ngư trường đánh bắt, làm ảnh hưởng an ninh trật tự vùng ven biển.
Để giải quyết hài hòa giữa nhu cầu đời sống của ngư dân và việc bảo vệ nguồn lợi tôm hùm con trong tự nhiên, bảo đảm môi trường cho các hoạt động du lịch, thể thao và trật tự an toàn giao thông trên biển, ngày 25/12/2012, Chủ tịch UBND tỉnh đã có Chị thị số 01 về việc quản lý nghề bẫy tôm hùm con tại vùng biển Bình Thuận.
Theo đó, cấm nghề bẫy tôm hùm con hoạt động tại các bãi tắm trước các khu du lịch, các bãi tắm phục vụ cộng đồng, các khu neo đậu tàu thuyền, các vùng cửa sông, cửa biển và tại các luồng tuyến giao thông nơi có các tàu thuyền thường qua lại. Cấm nghề bẫy tôm hùm con hoạt động trên toàn vùng biển Bình Thuận trong thời gian từ ngày 1/3 đến 30/9 hàng năm để bảo vệ, tái tạo nguồn lợi tôm hùm trong mùa sinh sản. Trong thời gian cấm đánh bắt, ngư dân phải tháo dỡ toàn bộ ngư lưới cụ dùng để bẫy tôm hùm con đã giăng mắc cố định trong thời gian được phép đánh bắt trước đó.
UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển căn cứ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, căn cứ đặc thù địa hình ven biển và hoạt động cụ thể ở các vùng biển ven bờ của địa phương để phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao - Du lịch, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và các sở ngành liên quan khảo sát, xác định vị trí, khu vực để ban hành quy định khu vực cấm bẫy bắt tôm hùm con tại địa phương mình, lấy ý kiến Sở Nông nghiệp - PTNT trước khi ban hành.
UBND các huyện, thị, thành phố chỉ đạo cho các xã phường, thị trấn ven biển tổ chức rà soát, thống kê số lượng ngư dân hành nghề bẫy tôm hùm con trên địa bàn, trên cơ sở đó tổ chức sắp xếp, quản lý hoạt động nghề bẫy tôm hùm con đúng mùa vụ, đúng khu vực cho phép hoạt động (trừ khu vực cấm). Chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng tổ chức kiểm tra xử lý các trường hợp vi phạm.
Có thể bạn quan tâm
Thời gian nuôi sò huyết từ 8 tháng đến một năm. Phần lớn bà con sử dụng lưới mành để bao xung quanh trên các bãi đất bồi ven sông và thả sò nuôi. Có hộ thu nhập cả trăm triệu đồng mỗi năm. Tuy nhiên, loại hình nuôi này cần được sắp xếp ổn định nhằm đảm bảo an toàn giao thông cho các phương tiện thủy.
Ngày 21-1, gia đình bà Huỳnh Thị Như Hoa (phường Xuân Hà, quận Thanh Khê, Đà Nẵng) tổ chức lễ hạ thủy tàu cá ĐNa 90657 TS - thay thế tàu cá ĐNa 90152 bị Trung Quốc đâm chìm vào ngày 26-5-2014 khi đang đánh bắt trên vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam.
Tại xã Nhơn Lý (TP Quy Nhơn), trong những ngày này, cứ tầm 7 - 8 giờ sáng hàng ngày, lần lượt các ghe máy, thuyền thúng sau một đêm “săn” THG lại cập bến. Ngư dân Nguyễn Văn Hải chỉ vào xô nhựa đang đựng nửa lằm (50 con) THG, cho biết: “Hổm rày THG xuất hiện dày ở quanh các đảo nên ai cũng trúng, có người trúng 1 - 2 lằm/đêm, còn trúng nửa lằm như tui thì đếm không xuể”.
Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Quảng Ngãi cho biết, năm 2014 đã thực hiện chi hỗ trợ cho 1.021 lượt tàu cá của ngư dân trong tỉnh theo Quyết định số 48/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ với tổng kinh phí hơn 140 tỷ đồng; trong đó hỗ trợ nhiên liệu 137,5 tỷ đồng, kinh phí còn lại là hỗ trợ mua bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm thuyền viên và máy thông tin liên lạc.
Trước đây, mô hình gia cầm, chủ yếu là các loại gà và vịt xiêm theo quy mô nhỏ tại gia đình rất phát triển. Gần đây, các loại vịt ta được nhiều gia đình phát triển nuôi theo dạng nhốt chuồng với số lượng phổ biến từ 10 - 30 con, thậm chí có hộ nuôi từ 50 - 70 con theo hình thức làm chuồng nhốt vịt hoàn toàn trên cạn hoặc tận dụng ao, một đoạn kênh rạch gần nhà giăng lưới, làm chuồng nuôi nửa trên cạn, nửa dưới nước.