Nông dân lai tạo thành công giống vịt xiêm

Anh Nguyễn Hữu Lợi
Sau đó, anh tuyển chọn được 50 con giống lai, có đặc điểm kháng bệnh tốt, to khỏe để tiếp tục nhân giống. Anh áp dụng đúng quy trình kỹ thuật trong chăn nuôi nên đàn vịt không bị hao hụt và phát triển tốt; đến nay, đàn vịt của anh có trên 500 con.
Anh Nguyễn Hữu Lợi cho biết: Vịt con trong 1 tháng đầu nên sử dụng thức ăn viên công nghiệp để vịt mau lớn, giảm tỷ lệ hao hụt, sau đó có thể cho vịt ăn tạp, tận dụng các loại phụ, phế phẩm như cám to, rau, bèo băm nhuyễn… nên chi phí đầu tư thấp.
Cũng theo anh Lợi, vịt xiêm lai có thời gian nuôi rất ngắn, tăng trọng nhanh, sau 2,5 - 3 tháng nuôi vịt có thể đạt trên 2,5kg/con đối với vịt mái và 4 - 6 kg/con nếu là vịt trống (trong khi đó, để đạt trọng lượng như vậy vịt xiêm địa phương phải nuôi ít nhất 6 tháng), giá vịt xiêm lai bán khá cao, hiện nay thị trường mua khoảng 50.000 đồng/kg; vịt con giá 22.000 đồng/con.
Nuôi vịt xiêm lai không khó, tuy nhiên để nuôi thành công phải tuân thủ đúng các yêu cầu về kỹ thuật chăn nuôi như: thường xuyên vệ sinh chuồng nuôi, thay nước sạch cho vịt uống và tắm, đặc biệt cần tiêm ngừa vắc-xin cúm gia cầm và các vắc-xin phòng bệnh khác.
Việc lai tạo thành công vịt xiêm lai sẽ mở ra một hướng mới cho việc phát triển kinh tế, mang lại hiệu quả cao.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 16/1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Nguyễn Văn Yên đã chủ trì cuộc họp với UBND huyện Đơn Dương, đại diện Cty sữa Đà Lạt Milk (nay là TH true Milk) nhằm kiểm tra, đánh giá và tìm biện pháp tháo gỡ những khó khăn mà ngành chăn nuôi bò sữa Lâm Đồng đang gặp phải trong thời gian gần đây.

Trước đây, kinh tế của gia đình chị Nguyễn Thị Hà (SN 1980) ở buôn Tung 1, xã Buôn Triết (huyện Lak, tỉnh Dak Lak) chỉ trông chờ vào mấy sào lúa nước, nhưng hằng năm thường bị hạn hán, lũ lụt nên năng suất bấp bênh, khiến cuộc sống gặp nhiều khó khăn.

Ngành nông nghiệp tỉnh khuyến cáo, để chủ động phòng, chống đói rét, bảo vệ an toàn cho đàn vật nuôi, người chăn nuôi cần che chắn chuồng gia súc, tránh gió lùa, không chăn thả gia súc khi nhiệt độ ngoài trời xuống quá thấp; đồng thời chăm sóc, nuôi dưỡng tốt đàn vật nuôi để nâng cao sức đề kháng. Nguồn thức ăn cần bảo đảm cân đối giữa tinh bột, chất đạm, chất khoáng để có đủ năng lượng chống rét. Ngoài ra, cần tiêm phòng vắc xin đầy đủ để tăng khả năng miễn dịch cho đàn vật nuôi.

Chúng tôi đến thăm gia đình ông Lang Khánh Suyên ở Thị trấn Kim Sơn khi gia đình ông chuẩn bị làm vía cho đứa cháu nội sắp đầy tháng. Dù đang bận bịu công việc, nhưng khi thấy những vị khách miền xuôi quan tâm nhiều đến con nhím, ông Suyên gác lại công việc và say sưa kể. Từ năm 2003, sau khi bán hết đàn trâu thả rông trong rừng, ông Suyên bắt đầu mày mò nuôi nhím.

Các địa phương cần sớm hoàn thành việc khơi thông dòng chảy, giải tỏa ách tắc, phương tiện thi công nạo vét trên hệ thống dẫn nước, đặc biệt ở kênh dẫn các cửa lấy nước, kiểm tra hệ thống máy bơm, phương tiện lấy nước để sẵn sàng vận hành khi nguồn nước bảo đảm.