Giá tiêu tăng, nông dân lo mất trộm
Thời điểm này, người dân trên địa bàn huyện Đăk Đoa (Gia Lai) đang ồ ạt mở rộng diên tích cây hồ tiêu. Nhu cầu mua dây tiêu giống vì thế cũng trở nên “nóng”. Nếu như cùng thời điểm này năm ngoái, giá tiêu giống chỉ 20.000-25.000 đồng/dây thì năm nay đã tăng vọt từ 35.000-40.000 đồng/dây (tiêu ác). Mỗi trụ tiêu trồng tối thiểu phải 2 dây, như vậy 1ha hồ tiêu phải cần đến cả trăm triệu đồng tiền giống. Đây chính là lý do khiến nạn trộm cắp dây tiêu bùng phát. Công an huyện Đăk Đoa cho biết họ liên tiếp nhận được đơn trình báo về việc các vườn tiêu của người dân bị kẻ gian đột nhập, nhổ và cắt trộm dây...
Ngày 12.7, Công an huyện này lại tiếp tục nhận được đơn trình báo của ông Võ Văn Hiệu (trú tại xã Nam Yang) về việc rẫy tiêu mới trồng 200 trụ của ông bị kẻ gian đột nhập nhổ đi 108 cây tiêu giống. Với những chứng cứ thu thập được, cơ quan điều tra xác định số tiêu giống của ông Hiệu bị đối tượng Hồ Sỹ Vinh (SN 1950, trú cùng xã) nhổ trộm.
Biết không thể chối tội, 15 giờ 30 phút cùng ngày, đối tượng đã ra đầu thú và giao nộp toàn bộ số tiêu giống đã trộm… Tiếp đó, ngành chức năng huyện Đăk Đoa cũng đã xác minh, làm rõ Nguyễn Tiến Bình (SN 1991) trú tại làng Krái, xã Kon Gang, đột nhập cắt trộm dây tiêu giống tại rẫy của ông Nguyễn Tấn, trú tại xã Nam Giang… Vào ngày 22.6, Bình đi ra rẫy tiêu của ông Tấn ở làng Krái, xã Kon Gang thấy không có người canh giữ nên đã cắt trộm 162 trụ tiêu mà gia đình ông trồng từ năm 2014, với số lượng gần 1.300 dây tiêu giống, ước tính giá trị tài sản bị thiệt hại của gia đình ông Tấn gần 60 triệu đồng. Sau đó, Bình mang về trồng tại rẫy nhà mình, nhưng đã bị phát hiện…
Không chỉ Đăk Đoa, các địa phương khác trên địa bàn Gia Lai cũng đang diễn ra nạn trộm cắp dây tiêu khiến các chủ vườn mất ăn mất ngủ… Dù hồ tiêu trồng trong vườn nhà nhưng anh Võ Văn Thường ở xã Ia Yok (huyện Ia Grai) cũng bị kẻ gian đột nhập cắt trụi 16 trụ. Táo tợn hơn những trường hợp trên, kẻ gian còn ngồi ngay tại chỗ để cắt dây giống thành đoạn cho dễ vận chuyển… Trước tình trạng này, các chủ vườn đang trồng mới hoặc có vườn tiêu độ tuổi lấy giống đều phải làm lán trại, thắp điện sáng suốt đêm để canh giữ…
Có thể bạn quan tâm
Ngày 27/7/2012, tại TP. Đà Lạt (Lâm Đồng), Bộ NN-PTNT phối hợp với UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức hội nghị phát triển nuôi cá nước lạnh do Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Vũ Văn Tám chủ trì.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có văn bản đề nghị ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố phía Bắc triển khai thí điểm xây dựng mô hình "Cánh đồng mẫu lớn.”
Hưng Xá (Hưng Nguyên - Nghệ An) có trên 330 ha đất tự nhiên, trong đó 170 ha đất sản xuất nông nghiệp, trên 70 ha màu. Trước đây, trên vùng màu, đa số bà con trồng ngô, lạc hoặc cây đậu tương song hiệu quả không cao. Cộng vào đó là điều kiện thời tiết bất thường nên nhiều năm bà con không có thu hoạch.
Với những lợi thế như thời gian sinh trưởng ngắn, tận dụng dụng được nguồn thức ăn tự nhiên, không mất nhiều thời gian chăn thả và thị trường tiêu thụ rộng lớn... nuôi dê đang là một hướng đi mới giúp bà con nông dân ở thôn Phước Sơn, xã Hoà Khương, huyện Hoà Vang, TP. Đà Nẵng vươn lên thoát nghèo.
“Chăm sóc cây mai vàng xem ra không khó, nhưng để có một cây mai đẹp, vừa ý khách hàng, trổ hoa đúng vào dịp Tết là đều không đơn giản đối với người làm mai”. Đó là lời tâm sự của ông Nguyễn Văn Định ấp Vĩnh Phú, xã Vĩnh Thành (Chợ Lách) người có hơn 20 năm gắn bó với cây mai vàng.