Nông dân góp đất trồng mía theo mô hình cơ giới hóa đồng bộ
Niên vụ 2015 – 2016 này, 10 hộ nông dân xã Xuân Lam (Thọ Xuân, Thanh Hóa) đã đứng ra góp ruộng thành “cánh đồng mẫu lớn” rộng 16 ha tại khu vực Bãi Hướng để trồng mía theo mô hình “cơ giới hóa đồng bộ”.
Ở mô hình này, Công ty CP Mía đường Lam Sơn phối hợp, hỗ trợ các hộ dân về mặt kỹ thuật nên 100% các khâu canh tác như cày bừa, đào hố, trồng mía giống, bón phân, phun thuốc trừ sâu, thu hoạch... đều được thực hiện bằng máy.
Đến nay, cánh đồng mía này phát triển tốt, năng suất dự kiến đạt khoảng 120 tấn/ha, cao hơn 30% các ruộng mía canh tác truyền thống.
Việc gần như không phải thuê lao động thủ công cộng với năng suất tăng cao nên dự kiến lợi nhuận của mô hình đạt khoảng 50 triệu đồng/ha.
Được biết, đây là một trong những mô hình thâm canh mía đầu tiên ở Thanh Hóa theo hướng cơ giới hóa đồng bộ, kỳ vọng tạo bước đột phá trong việc nâng cao năng suất cây mía nguyên liệu.
Có thể bạn quan tâm
Số liệu từ Hiệp hội Chế biến và Xuát khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) cho thấy, trong quý II/2014, kim ngạch xuất khẩu (XK) tôm sang các thị trường ước đạt 992,7 triệu USD, tăng 46,4% so với quý II/2013. Tính chung 6 tháng đầu năm, con số này ước đạt gần 1,8 tỷ USD, tăng 62,4% so với cùng kỳ năm 2013.
Theo tin từ Bộ Công thương, xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tăng trở lại sau khi đã tăng chậm trong tháng 5 và tháng 6, nhưng một số mặt hàng xuất khẩu chính (nông sản) của VN qua thị trường này đang gặp khá nhiều khó khăn.
Tổng kinh phí đã chi cho việc dập dịch chổi rồng trên vườn nhãn lên đến 167 tỉ đồng. Tuy nhiên theo đánh giá của các ngành chức năng, việc dập dịch đã không mang lại hiệu quả vì giá nhãn không tăng. Ngược lại, người dân đã đốn bỏ hàng loạt diện tích nhãn bị bệnh vì canh tác không có hiệu quả.
Cũng như các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam Bộ, bệnh chổi rồng tại Tiền Giang xuất hiện rải rác từ năm 2008, chủ yếu trên giống nhãn tiêu da bò và đã lây lan trên diện rộng, bùng phát thành dịch vào năm 2011.
Hỗ trợ để nông dân bảo vệ đất lúa, nghĩa là khi thấy trồng một loại cây khác có lợi hơn trồng lúa, người nông dân bỏ lúa chuyển sang trồng cây đó, khiến diện tích đất lúa có nguy cơ bị thu hẹp, thì số tiền “hỗ trợ” kia sẽ là phần bù đắp cho họ, để họ giữ lại đất lúa nhưng vẫn có lợi nhuận ngang bằng với việc trồng cây khác.