Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cá Basa Việt Nam Vượt Vũ Môn

Cá Basa Việt Nam Vượt Vũ Môn
Ngày đăng: 09/02/2011

Từ năm 2000 - 2009, riêng kim ngạch xuất khẩu cá tra, basa đã tăng 930 lần về sản lượng và 560 lần về kim ngạch.

Trong khoảng thời gian chưa tới 10 năm, từ vài chục triệu USD, cá basa đã đem lại kim ngạch xuất khẩu trên 1,4 tỷ USD/năm với sản lượng 1,2 triệu tấn. Cá basa Việt Nam đã có mặt ở hơn 120 nước và dự báo sẽ càng tiến xa hơn nữa.

Ngược dòng Mekong tìm nơi cá đẻ

Cá tra, cá basa đã có ở Việt Nam từ trước năm 1975. Nhưng những năm 1980 - 1985 mới bắt đầu được thế giới biết đến khi có một công ty Úc qua Việt Nam tìm mua cá biển, cá thịt trắng và được giới thiệu cá basa.

Anh Ngô Phước Hậu - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần thủy sản Agifish (An Giang), nhớ lại: "Lúc đó họ rất ưng ý cá basa, đã đặt hàng chúng tôi xuất khẩu. Sau đó một số nước ở châu Á, châu Âu biết tiếng cũng tìm qua mua với số lượng ngày càng lớn. Tình thế lúc ấy đặt ra cho chúng tôi nếu muốn tiếp tục phát triển con cá này ngày một lớn mạnh thì phải ương được giống nhân tạo. Nhưng lúc ấy ở Việt Nam rất khó tìm ra được con cá có trứng".

"Đó là vào đầu năm 1995. Đoàn gồm có ba thành phần: doanh nghiệp với đại diện là tôi, địa phương với đại diện là anh Bảy Nhị (ông Nguyễn Minh Nhị, nguyên Chủ tịch tỉnh An Giang - PV) cùng 2 nhà khoa học của Viện Cirad - Pháp và ĐH Cần Thơ. Cá ngược dòng sông Mekong, vượt hơn cả ngàn cây số lên đến tận thác Khổng của Lào để đẻ trứng" - anh Hậu kể lại.

Cá lội dưới nước, người đi theo trên bờ. Lúc đến Lào, ra chợ thấy người ta bày bán quá trời cá basa, cả đoàn mừng rỡ vì biết là đã sắp đến "ổ" của chúng. Sau khi đã tìm hiểu kỹ về điều kiện, môi trường sinh sản, đoàn nghiên cứu trở về Việt Nam. Mấy tháng sau đó, tin vui đã đến với bà con chài lưới ĐBSCL: Cá ở ao nghiên cứu ĐH Cần Thơ sau khi đẻ trứng đã nở thành cá!

...Đến vai trò thay thế của cá tra

Khi thị trường nước ngoài bắt đầu chuộng và yêu cầu cung cấp ngày một nhiều hơn thì con cá basa ngày càng thể hiện sự đuối sức. Các nhà nhập khẩu nước ngoài yêu cầu các doanh nghiệp Việt Nam tìm con cá khác thay thế. Họ cử các đoàn chuyên gia, nhà khoa học sang cùng phía Việt Nam nghiên cứu. Sau đó tất cả đã thống nhất chọn con cá tra thay thế vì nó có đặc điểm sinh trưởng, thịt phi lê tương tự cá basa.

Cá tra cũng đã có tại Việt Nam từ rất sớm, khoảng thập niên 50 - 60 đã thấy có cá tra ở vùng Đồng Tháp, An Giang. Cá tra có nguồn gốc từ Biển Hồ Campuchia, cũng xuôi theo dòng Mekong xuống Việt Nam. Sau đó lội ngược dòng về Biển Hồ để đẻ trứng.

Thịt cá tra không ngon bằng cá basa nhưng trứng nhiều, nuôi dễ hơn cá basa. Thời gian nuôi cũng chỉ bằng phân nửa thời gian nuôi cá basa. Cá tra lại có thể nuôi trong ao, rộng rãi hơn nhiều so với nuôi trong nhà bè của các basa. Năng suất cũng cao hơn.

Chính những lợi thế kinh tế này đã khiến cá tra dễ nuôi đại trà hơn và cùng với cá basa, phát triển với tốc độ vũ bão trong những năm sau đó, trở thành sản vật thần kỳ của Việt Nam trong công cuộc chinh phục người tiêu dùng thế giới. Chính cá tra và cá basa (mà Bộ NN&PTNT vừa chính thức ghép chung, coi như một với tên gọi cá basa) đã làm thay đổi toàn bộ diện mạo đời sống, cơ sở hạ tầng, kinh tế của người dân ĐBSCL.


Có thể bạn quan tâm

Quảng Nam Xuấtt Hiện Bệnh Đốm Trắng Trên Tôm Nuôi Vụ Một Quảng Nam Xuấtt Hiện Bệnh Đốm Trắng Trên Tôm Nuôi Vụ Một

Thời gian gần đây, tôm nuôi trước lịch xảy ra hiện tượng bị chết hàng loạt tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, như Bình Nam (Thăng Bình), Tam Xuân 1 (Núi Thành), Tam Thanh (Tam Kỳ)... Các mẫu tôm bệnh thu được qua kiểm tra, xét nghiệm đã có 2 mẫu dương tính với vi rút đốm trắng (Tam Kỳ).

05/04/2014
Nông Dân Huyện Lương Sơn Gieo Trồng Được 48.343 Ha Cây Vụ Mùa Nông Dân Huyện Lương Sơn Gieo Trồng Được 48.343 Ha Cây Vụ Mùa

Hiện nay, các địa phương đang chỉ đạo bà con nông dân khẩn trương cấy nốt diện tích lúa còn lại, tiếp tục chăm sóc lúa mới cấy và cây màu vụ Hè - Thu. Đồng thời với việc gieo trồng cây lúa, màu vụ mùa, bà con nông dân còn khẩn trương thu hoạch được 24.699 cây mầu vụ Chiêm - Xuân năm 2008 để kịp thời giải phóng đất cho sản xuất vụ mùa đúng thời vụ.

28/07/2014
Tái Tạo Nguồn Lợi Thủy Sản Từ Cộng Đồng Tái Tạo Nguồn Lợi Thủy Sản Từ Cộng Đồng

Sóc Trăng nằm trong vùng biển bồi, hệ thống rừng phòng hộ trên 6.000 ha, mức độ nhiễm mặn khác nhau nên tạo ra điều kiện tốt nhất để các giống loài thủy sản sinh sản, phát triển, tái tạo nguồn lợi cho biển, cho vùng nội đồng.

05/04/2014
Xuất Khẩu Nông, Lâm, Thủy Sản Bảy Tháng Đầu Năm Đạt 17,43 Tỉ USD Xuất Khẩu Nông, Lâm, Thủy Sản Bảy Tháng Đầu Năm Đạt 17,43 Tỉ USD

Theo thông tin mới nhất từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tháng tháng 7 ước đạt 2,38 tỉ USD, đưa giá trị xuất khẩu của ngành 7 tháng đầu năm 2014 lên 17,43 tỉ USD, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm 2013.

28/07/2014
Cước Vận Tải Đè Nặng Xuất Khẩu Thủy Sản Cước Vận Tải Đè Nặng Xuất Khẩu Thủy Sản

Kim ngạch xuất khẩu (XK) thủy sản quý I/2013 đã có sự bứt phá mạnh với mức tăng 35% so với năm trước. Tuy nhiên, sang quý II, các DN thủy sản đang vấp phải trở ngại khi cước vận tải biển đi EU đã tăng từ 600 – 1.200 USD/container tùy loại 20 feet hoặc 40 feet.

05/04/2014
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.