Quả Vải Trung Quốc Xâm Nhập Ngược Vào Việt Nam
Trong khi vải thiều tươi của Việt Nam năm nay xuất khẩu qua biên giới nhỏ giọt, thì loại quả này từ Trung Quốc đang xuất ngược sang ta, gây ra nhiều lo ngại.
Theo báo cáo của ngành chức năng cửa khẩu Tân Thanh (huyện Văn Lãng, Lạng Sơn), lượng xuất khẩu quả vải thiều tươi từ các tỉnh Hưng Yên, Bắc Giang, Lạng Sơn qua biên giới năm nay sụt giảm 3/4 so với năm ngoái. Cụ thể, mỗi ngày chỉ có 20 xe ô tô (tương đương 300 tấn vải) làm thủ tục thông quan, thay vì 80 xe với hàng nghìn tấn quả như mọi năm.
Trong khi đó, vải từ Trung Quốc đã xuất hiện trên thị trường Lạng Sơn, được bán nhiều ở các cặp chợ biên giới như: Tân Thanh, Đồng Đăng (huyện Cao Lộc), mỗi ngày gần chục tấn. Vải Trung Quốc quả to, đều, có vị “ngọt như đường hoá học”, thu hút sự chú ý và tiêu thụ của người dân địa phương và du khách.
Trạm trưởng Biên phòng cửa khẩu Tân Thanh, Thượng uý Đặng Nam Cao xác nhận, từ một tháng nay, cư dân biên giới sang chợ Pò Chài (Trung Quốc) mang về mỗi người vài kg, sau đó bán lại cho người địa phương và du khách. Tại cổng chính chợ Tân Thanh, từng xe tải đỗ ven đường, bày bán vải thiều “made in China”, người mua khá đông.
Bà Hoàng Thị T, chủ hàng cho biết: “So với quả vải ta, vải Tàu có vị ngọt đậm sắc, nhiều người cảm thấy không hợp khẩu vị. Tuy nhiên, do mẫu mã đẹp, nên họ vẫn muốn mua về làm quà cho người thân hay bày bàn thờ ngày rằm, đầu tháng”.
Ông Nguyễn Tường, một du khách từ Hà Nội cho biết: “Mặc dù vải Trung Quốc có giá 7 Nhân dân tệ/kg (tương đương 25 nghìn đồng), cao gấp đôi giá vải ta, nhưng vì thấy lạ, đẹp nên lôi cuốn được người mua”.
Theo các ngành chức năng ở cửa khẩu Tân Thanh, đây là năm đầu tiên ở cửa khẩu Tân Thanh, Cốc Nam (huyện Văn Lãng) xuất hiện loại vải Trung Quốc xâm nhập thị trường nội địa nước ta.
Khi ăn thử vải Trung Quốc, nhiều người e ngại vì sự ngọt bất thường và màu trắng đục, mọng cùi. Họ nghi ngờ có sự tác động của chất bảo quản, hoặc những tác nhân nào đó có thể gây nguy hại cho sức khoẻ con người.
Do đây là năm đầu tiên vải Trung Quốc xâm nhập vào thị trường và với số lượng nhỏ lẻ, nên các cơ quan chức năng ở Lạng Sơn khó ứng phó kịp thời hiện tượng này. Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Chi cục trưởng chi cục QLTT tỉnh Lạng Sơn cho rằng, việc tạo điều kiện cho xuất khẩu hàng nông sản, hoa quả đúng pháp luật là trách nhiệm của các lực lượng làm nhiệm vụ tại cửa khẩu. Qua khảo sát, tháng trước có một lô hàng vải thiều nhập từ bên kia biên giới, nhưng nay ít đi, có ngày không có.
Vải thiều và xoài là những mặt hàng chủ lực, truyền thống của ta xuất sang Trung Quốc. Tuy nhiên, một vài năm nay, theo ghi nhận của PV Tiền Phong, các loại quả này lại có xu hướng nhập khẩu ngược trở lại Việt Nam.
Theo nhận định của cơ quan chuyên môn và một số nhà nghiên cứu nông học, thì thương gia Trung Quốc đã trực tiếp sang Lạng Sơn, Bắc Giang tìm hiểu, tiếp cận nơi trồng và thị trường; sau một thời gian ngắn, họ đã trồng thành công xoài, vải ở nước họ với nhiều ưu điểm nổi trội, cạnh tranh với hoa quả tươi của ta.
Có thể bạn quan tâm
Theo Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên, hiện nay trên cây tiêu, bệnh tuyến trùng gây hại 150ha, tỉ lệ hại 5 đến 10% rễ; bệnh đốm lá gây hại 20ha, tỉ lệ bệnh 5 đến 15% lá, tập trung tại các xã Sơn Thành Đông, Sơn Thành Tây (huyện Tây Hòa, Phú Yên). Ngoài ra, bệnh thán thư và bệnh chết chậm còn xảy ra trên 10ha tiêu. Theo Sở NN-PTNT Phú Yên, đến cuối năm 2013, toàn tỉnh có 687ha tiêu, trong đó huyện Tây Hòa 573ha, năng suất bình quân 23 tạ/ha. Với giá bán dao động từ 150.000 đến 170.000 đồng/kg, mỗi héc ta tiêu đạt doanh thu 400 triệu đồng. Tuy nhiên, những năm qua việc trồng tiêu ở Phú Yên còn mang tính tự phát nên rất khó đầu tư và quản lý sản phẩm. Điều này dẫn đến trình độ thâm canh và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế, nguy cơ xảy ra dịch bệnh trên cây trồng này ở mức cao.
Năm 2014, nông dân thành phố Vị Thanh (Hậu Giang) canh tác mía với diện tích 2.690ha, mía trong giai đoạn từ 5-6 tháng tuổi, chủ yếu ở các xã: Tân Tiến, Hỏa Tiến, Hỏa Lựu, Vị Tân và phường VII. Trong những ngày qua, mưa nhiều làm cho diện tích sâu bệnh trên cây mía tăng đáng kể.
Mô hình trồng chuối già hương tại Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (KNNUDCNC) An Thái, huyện Phú Giáo (Bình Dương) do Công ty Cổ phần Nông nghiệp U&I (Unifarm) làm chủ đầu tư đã phát huy hiệu quả.
Sáu tháng đầu năm 2014, sản lượng hải sản ngư dân tỉnh Quảng Nam đánh bắt được tăng so với cùng kỳ, trong đó nghề đánh bắt xa bờ cho sản lượng cao đã giúp ngư dân có thêm nguồn lực đầu tư bám biển.
Tổng kinh phí thực hiện dự án hơn 3,5 tỉ đồng. Trong đó, vốn sự nghiệp khoa học công nghệ hỗ trợ cho dân trên 157 triệu đồng, bao gồm 100% chi phí tiêm vắc-xin, 20% con giống và 1 cuộc tập huấn; còn lại là vốn đối ứng của dân hơn 3,36 tỉ đồng.