Phương Thức Nuôi Cá Trong Ruộng Lúa
Gần đây, mô hình nuôi cá trong ruộng lúa được nông dân nhiều địa phương áp dụng, bước đầu mang lại hiệu quả đáng khích lệ. Xin giới thiệu một số kỹ thuật khi áp dụng mô hình này.
Chọn những loài cá ăn thức ăn tự nhiên như: chép, rô phi, mè, trôi... để nuôi kết hợp trong ruộng lúa.
Thiết kế ruộng nuôi
Diện tích ruộng nuôi tốt nhất từ 1.000 - 10.000m2, mương bao chiếm 20 - 25% tổng diện tích. Mương rộng 2 - 3m, sâu 0,8 - 1m so với mặt ruộng, bờ ruộng cao 1-1,2m.
Ruộng nuôi cá phải có hệ thống cấp và thoát nước riêng, mỗi ruộng gồm 1 cống cấp và 1 cống thoát nước.
Chuẩn bị ruộng và mương
Tháo cạn nước, dọn sạch cây cỏ và lấp hết các hang hốc. Bón vôi để tẩy trùng và khử độ chua, điều chỉnh độ pH. Lượng vôi bón 10-20kg/100m2 mương tùy theo độ chua của đất. Phơi mương 2-3 ngày nhằm tiêu diệt mầm bệnh. Bón lót phân hữu cơ (heo, gà, vịt) gây nuôi thức ăn tự nhiên cho cá. Lượng phân 20-25kg/100m2 mương. Cấp nước vào mương khoảng 30-40cm, sau 3-4 ngày nâng dần lên 0,8-1m.
Thả cá
Cá có thể thả quanh năm nhưng tốt nhất là vào tháng 1-2.
Mật độ thả: 1-2 con/m2.
Cách thả: Ngâm bao cá giống trong mương khoảng 10-15 phút, sau đó thả từ từ cá vào mương ruộng. Thả vào sáng sớm hoặc chiều mát.
Chăm sóc, quản lý
Cho cá ăn: Thời gian đầu khi còn ở dưới mương nên bổ sung thức ăn cho cá . Mỗi ngày cho ăn 2 lần, lượng thức ăn bằng 2-5% trọng lượng cá. Có thể sử dụng 1 trong 2 công thức sau: Cám gạo 60% + bột ngô 20% + bột cá 20% hoặccám gạo 40% + bột ngô 20% + khô dầu 40%. Sau đó cá chủ yếu sử dụng thức ăn từ ruộng lúa.
Cho cá lên ruộng: Đối với ruộng cấy lúa thì 10-15 ngày. Đối với ruộng sạ lúa thì 20-30 ngày, nâng dần mực nước để cá lên mặt ruộng.
Kiểm tra: Hằng ngày kiểm tra bờ, cống để kịp thời khắc phục thất thoát nước. Kiểm tra ruộng cá lúc 5-6 giờ, nếu cá nổi đầu do thiếu ôxy thì kịp thời cấp thêm nước. Trường hợp cần thiết phải sử dụng nông dược cho ruộng lúa thì phải tháo nước trên ruộng lúa để cá xuống mương. Sau 7 ngày sử dụng thuốc mới cấp nước vào ruộng lúa để tránh ngộ độc cho cá.
Thu hoạch
Sau 6-8 tháng nuôi, có thể thu tỉa những con cá đạt kích cỡ thương phẩm. Sau 1 năm nên tiến hành thu toàn bộ cá, sau đó cải tạo mương chuẩn bị cho vụ nuôi năm sau.
Có thể bạn quan tâm
Anh Huỳnh Văn Thu ở thôn Thọ Đông, xã Tịnh Thọ, huyện Sơn Tịnh lớn lên ở vùng đất không được thiên nhiên ưu đãi. Năm 1998, anh lập gia đình riêng, 2 vợ chồng và các con chỉ sống nhờ vào 3 sào ruộng lúa, thu nhập không đủ sống. Anh phải đi làm đủ nghề khác vất vả mà vẫn không kiếm thêm được bao nhiêu. Thế rồi vợ chồng anh bàn bạc và quyết định phải chuyển sang chăn nuôi lợn.
Nhằm tăng cường công tác quản lý giống thủy sản, ngày 22/05/2013, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 26/2013/TT-BNNPTNT về quản lý giống thủy sản.
Cả nước hiện có 234 doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi, trong đó chỉ còn 194 cơ sở, doanh nghiệp đang hoạt động, 40 doanh nghiệp còn lại (chủ yếu vốn trong nước) đã phá sản hoặc chuyển hướng kinh doanh.
UBND huyện Tri Tôn (An Giang) và các ngành chuyên môn của huyện vừa đến thị sát quá trình thu hoạch bắp non và kiểm tra việc chuyển đổi mô hình trồng mè tại các xã Cô Tô, Ô Lâm và An Tức (huyện Tri Tôn).
Từ 40 cặp chim giống ban đầu, sau 2 năm chăm sóc đến nay đàn chim bồ câu của ông Huỳnh Thắng ở thôn Tây Yên, xã Tam Đàn (huyện Phú Ninh, Quảng Nam) đã lên tới hơn 400 con. Ông được xem là người nuôi chim bồ câu Pháp thành công ở vùng quê nhiều khó khăn này.