Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phương Thức Nuôi Cá Trong Ruộng Lúa

Phương Thức Nuôi Cá Trong Ruộng Lúa
Publish date: Saturday. November 23rd, 2013

Gần đây, mô hình nuôi cá trong ruộng lúa được nông dân nhiều địa phương áp dụng, bước đầu mang lại hiệu quả đáng khích lệ. Xin giới thiệu một số kỹ thuật khi áp dụng mô hình này.

Chọn những loài cá ăn thức ăn tự nhiên như: chép, rô phi, mè, trôi... để nuôi kết hợp trong ruộng lúa.

Thiết kế ruộng nuôi

Diện tích ruộng nuôi tốt nhất từ 1.000 - 10.000m2, mương bao chiếm 20 - 25% tổng diện tích. Mương rộng 2 - 3m, sâu 0,8 - 1m so với mặt ruộng, bờ ruộng cao 1-1,2m.

Ruộng nuôi cá phải có hệ thống cấp và thoát nước riêng, mỗi ruộng gồm 1 cống cấp và 1 cống thoát nước.

Chuẩn bị ruộng và mương

Tháo cạn nước, dọn sạch cây cỏ và lấp hết các hang hốc. Bón vôi để tẩy trùng và khử độ chua, điều chỉnh độ pH. Lượng vôi bón 10-20kg/100m2 mương tùy theo độ chua của đất. Phơi mương 2-3 ngày nhằm tiêu diệt mầm bệnh. Bón lót phân hữu cơ (heo, gà, vịt) gây nuôi thức ăn tự nhiên cho cá. Lượng phân 20-25kg/100m2 mương. Cấp nước vào mương khoảng 30-40cm, sau 3-4 ngày nâng dần lên 0,8-1m.

Thả cá

Cá có thể thả quanh năm nhưng tốt nhất là vào tháng 1-2.

Mật độ thả: 1-2 con/m2.

Cách thả: Ngâm bao cá giống trong mương khoảng 10-15 phút, sau đó thả từ từ cá vào mương ruộng. Thả vào sáng sớm hoặc chiều mát.

Chăm sóc, quản lý

Cho cá ăn: Thời gian đầu khi còn ở dưới mương nên bổ sung thức ăn cho cá . Mỗi ngày cho ăn 2 lần, lượng thức ăn bằng 2-5% trọng lượng cá. Có thể sử dụng 1 trong 2 công thức sau: Cám gạo 60% + bột ngô 20% + bột cá 20% hoặccám gạo 40% + bột ngô 20% + khô dầu 40%. Sau đó cá chủ yếu sử dụng thức ăn từ ruộng lúa.

Cho cá lên ruộng: Đối với ruộng cấy lúa thì 10-15 ngày. Đối với ruộng sạ lúa thì 20-30 ngày, nâng dần mực nước để cá lên mặt ruộng.

Kiểm tra: Hằng ngày kiểm tra bờ, cống để kịp thời khắc phục thất thoát nước. Kiểm tra ruộng cá lúc 5-6 giờ, nếu cá nổi đầu do thiếu ôxy thì kịp thời cấp thêm nước. Trường hợp cần thiết phải sử dụng nông dược cho ruộng lúa thì phải tháo nước trên ruộng lúa để cá xuống mương. Sau 7 ngày sử dụng thuốc mới cấp nước vào ruộng lúa để tránh ngộ độc cho cá.

Thu hoạch

Sau 6-8 tháng nuôi, có thể thu tỉa những con cá đạt kích cỡ thương phẩm. Sau 1 năm nên tiến hành thu toàn bộ cá, sau đó cải tạo mương chuẩn bị cho vụ nuôi năm sau.


Related news

Có Chí Thì... Thu Bạc Tỷ Có Chí Thì... Thu Bạc Tỷ

Do đi xuất khẩu lao động phải về nước sớm, năm 2001, anh Hoàng Đức Thành vào xã Nghĩa Hưng (Chư Păh, Gia Lai) làm ăn với hành trang vỏn vẹn chỉ mấy bộ quần áo cũ. Thấy hoàn cảnh của anh như vậy, người bạn ở Kon Tum cùng đi xuất khẩu lao động cho anh vay ít tiền mua mảnh đất để làm ăn.

Monday. August 20th, 2012
Trồng Đậu Bắp Nhật Lãi 50 Triệu Đồng/ha Ở An Giang Trồng Đậu Bắp Nhật Lãi 50 Triệu Đồng/ha Ở An Giang

Theo đánh giá mới đây của Phòng NNPTNT huyện Châu Phú (An Giang), mô hình trồng thí điểm đậu bắp Nhật tại tổ hợp tác Hưng Thịnh, xã Bình Thủy (Châu Phú) đang cho hiệu quả khá tốt.

Thursday. May 24th, 2012
Làm Giàu Từ Hai Bàn Tay Trắng Làm Giàu Từ Hai Bàn Tay Trắng

Xuất phát từ hai bàn tay trắng, vươn lên trong khó khăn để chuyển đổi từ mô hình cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng cây, con có giá trị kinh tế cao, trở thành người làm ăn hiệu quả nhất vùng chuyển đổi xã Đông Sơn (Đông Hưng - Thái Bình). Đó chính là ông Bùi Thọ Thính.

Saturday. June 30th, 2012
Hướng Làm Giàu Từ Nuôi Cá Lồng Trên Hồ Thủy Điện Hướng Làm Giàu Từ Nuôi Cá Lồng Trên Hồ Thủy Điện

Thời gian qua, nhiều hộ gia đình tại tỉnh Đắk Nông đã tận dụng nguồn nước các lòng hồ thủy điện để nuôi cá lồng, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mô hình này đang mở ra một hướng làm giàu mới cho người nghèo, thiếu đất sản xuất.

Wednesday. May 9th, 2012
Tăng Thu Nhập Từ Nấm Rơm Ở Hậu Giang Tăng Thu Nhập Từ Nấm Rơm Ở Hậu Giang

Từ nhiều năm nay, cứ sau mỗi vụ thu hoạch lúa, bà con nông dân ở huyện Long Mỹ (Hậu Giang) tận dụng lượng rơm rạ sẵn có để trồng nấm rơm nhằm tăng thêm thu nhập cho gia đình.

Tuesday. August 21st, 2012