Phương Thức Gieo Cấy Lúa Theo Hàng Đạt Hiệu Quả
Sau hai năm thực hiện mô hình cấy và gieo thẳng lúa theo phương thức hàng rộng, hàng hẹp, nhiều nông dân Thái Bình đã thừa nhận hiệu quả của phương thức này, đó là: giảm 30% lúa giống, tăng năng suất 10%, giảm sâu bệnh và không còn dấu hiệu của bệnh vàng lùn, lùn sọc đen.
Với mục đích ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm tăng năng suất, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, giúp cây lúa có sức chống chịu tốt, từ vụ xuân năm 2010, Trung tâm Khảo nghiệm khuyến nông, khuyến ngư Thái Bình đã triển khai thí điểm phương thức gieo cấy lúa hàng rộng, hàng hẹp tại 8 huyện và thành phố trong tỉnh. Theo cách làm này, lúa được cấy, gieo thẳng cứ hai hàng hẹp lại có một hàng rộng. Hàng hẹp cách nhau 14cm, hàng rộng cách hàng hẹp 28cm.
Ban đầu, khi mới áp dụng mô hình, nhiều nông dân hoài nghi vì lúa gieo cấy quá thưa, bà con sợ không đảm bảo mật độ và năng suất. Trước tình hình đó, các hợp tác xã, các trạm khuyến nông đã mở nhiều lớp hướng dẫn, phổ biến kiến thức cho bà con.
Để áp dụng phương thức này, hạt giống được xử lý triệt để các mầm bệnh, nền ruộng làm tơi xốp bằng phân bón vi sinh Azotobacterin với lượng 7 kg/sào (1 sào Bắc Bộ = 360m2), bón lót bằng phân NPK 20 - 25 kg/sào. Sau khi gieo cấy 8 - 10 ngày thì bón thúc 10 - 12kg NPK kết hợp với làm cỏ và sục bùn. Mật độ gieo thẳng 35 - 36 khóm/m2, giảm 3 - 5 khóm/m2. Đối với cấy tay thì 1 - 2 dảnh/khóm (lúa thuần), 2 - 3 dảnh (lúa lai), do đó đã giảm được 30% lượng giống so với phương pháp truyền thống. Điều đặc biệt ở mô hình này là chỉ phun thuốc bảo vệ thực vật một lần duy nhất và tuyệt đối không bón phân đơn. Tuỳ từng nền ruộng cao hay thấp mà các hợp tác xã chọn phương pháp gieo cấy cho phù hợp.
Sau hai năm thử nghiệm, mô hình đã gặt hái được nhiều thành công ở nhiều địa phương như xã Hoà Bình (Kiến Xương), xã Nguyên Xá (Vũ Thư), xã Vũ Lạc (TP.Thái Bình)...
Ông Phạm Văn Việt, Chủ nhiệm HTX Hoà Bình cho biết: "Chúng tôi bắt đầu thử nghiệm phương thức gieo cấy lúa hàng rộng, hàng hẹp từ vụ xuân năm 2010 với diện tích ban đầu 3ha. Sau một thời gian đưa vào thực tế thấy năng suất lúa tăng, giảm sâu bệnh, giảm chi phí nên vụ mùa năm nay chúng tôi quyết định nâng diện tích lên 12ha và tiến tới gieo cấy trên toàn bộ diện tích đất lúa của HTX".
Rõ ràng phương thức cấy hàng rộng, hàng hẹp tại Thái Bình đã giúp lúa giảm thiểu rõ rệt bệnh khô vằn và rầy nâu, giảm nguy cơ bị nhiễm bệnh lùn sọc đen..., lúa đủ ánh sáng sinh trưởng tốt, cho năng suất cao. Đây chính là hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp tại Thái Bình, cần được nhân rộng
Có thể bạn quan tâm
Theo thống kê của Sở nông nghiệp và PTNT, toàn tỉnh hiện có 11.400 ha mặt nước có khả năng nuôi trồng thủy sản. Trong đó, 5 huyện có diện tích nuôi trồng với quy mô trên 1.000 ha là Chư Sê 4.000 ha, Kbang 3.800 ha, Chư Pah 3.200 ha, Krông Pa 1.500 ha và Phú Thiện 1.000 ha.
Như Báo Ninh Bình đã đưa tin phản ánh về việc cá nuôi của các hộ dân ở xã Gia Thủy, huyện Nho Quan (Ninh Bình) chết hàng loạt không rõ nguyên nhân, khiến nhiều hộ nông dân ở đây rơi vào cảnh trắng tay. Mới đây, Chi cục Thủy sản tỉnh đã có những kết luận ban đầu về nguyên nhân cá chết.
Sáng 30-8-2013 tại Cảng cá Tắc Cậu (xã Bình An, huyện Châu Thành), Tổng cục Thuỷ sản Bộ NN&PTNT đã phối hợp với UBND tỉnh, Sở NN&PTNT Kiên Giang và Hội Nghề cá TP. Rạch Giá trao giấy phép cho hai doanh nghiệp thuỷ sản đưa 08 tàu đánh cá đi khai thác trên ngư trường Indonesia.
Năm 2013, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quảng Nam phối hợp với Trạm Khuyến nông Khuyến lâm Núi Thành triển khai thực hiện mô hình nuôi cá rô phi đơn tính, cá điêu hồng trong ao nước lợ tại hai hộ ông Hồ Đình Đồng và ông Trần Quang Linh ở thôn Phú Tân, xã Tam Xuân 1 trên diện tích 1,1 ha.
Theo đó, Vụ Nuôi trồng thủy sản cần bám sát tình hình sản xuất của các địa phương, cùng địa phương điều chỉnh mùa vụ cho hợp lý, đẩy mạnh nghiên cứu dịch bệnh, thú y, quan trắc, cảnh báo và phát hiện sớm các dịch bệnh để xử lý...