Phường Phương Nam (Quảng Ninh) được mùa vải chín sớm

Đến Phương Nam những ngày trung tuần tháng 5 khi nhiều nơi khác vải mới vừa ra hoa, đậu quả thì vải ở đây đã chín đỏ trong vườn nhà dân, dọc các triền đồi, ven đường, cho thu hoạch rộ. Người dân khẩn trương thu hoạch vải, sơ chế để bán ra ngoài, nhiều nơi thương lái đến mua vải ngay tại vườn. Vải được bán với giá cao ổn định, dao động từ khoảng 28 - 35.000 đồng/kg.
Trồng trên diện tích vườn nhà với 50 gốc vải gia đình anh Vũ Đức Hoàng (khu Phương An, Phương Nam) chỉ là một trong những hộ trồng ở quy mô trung bình. Tuy mới đưa vào thu hoạch nhưng vụ vải này gia đình anh thu trên 1,5 tấn, được 50 triệu đồng/vụ. Anh cho biết: Vải được giá, giữ mức ổn định từ đầu đến cuối vụ. Trồng vải chăm sóc không quá phức tạp, cho giá trị kinh tế cao, ổn định hơn nhiều cây trồng khác gia đình tôi dự tính sẽ mở rộng diện tích, đầu tư trồng thêm nhiều gốc vải khác trong vụ sau. Nếu duy trì được mức giá tốt như vậy hy vọng mùa tới sẽ bội thu.
Với giá bán cao, ổn định từ 28 - 35.000 đồng/kg, nhiều hộ trồng vải đạt thu nhập trăm triệu đồng/ vụ. Gia đình ông Nguyễn Công Biểu (khu Hồng Hải, Phương Nam) một trong những trồng nhiều vải ở khu, đang có một mùa vải chín sớm bội thu. Ông cho biết: Nhờ có kỹ thuật chăm bón tốt, thời tiết thuận lợi nên 120 gốc vải của gia đình ông năm nay cho sản lượng trên 7 tấn. Năm nay vải đẹp, quả to, chất lượng tốt nên nhiều thương lái rất ưu chuộng, có thời điểm không còn sản phẩm để bán. Nhờ giá bán cao, sản lượng tốt nên vụ vải này gia đình ông thu trên 200 triệu đồng.
Nhờ sự chuyển giao kỹ thuật, thời tiết ổn định nên năm nay Phương Nam được mùa vải sớm, người trồng cũng đang được hưởng "quả ngọt" từ cây vải chín sớm. Ông Nguyễn Hồng Quang, Chủ tịch phường Phương Nam cho biết: Hiện 8/14 khu dân của phường phát triển tốt cây vải. Qua thống kê sơ bộ vụ vải năm nay Phương Nam đạt tổng sản lượng gần 1000 tấn, gấp 1,5 lần so với cùng kỳ năm 2014. Có nhiều hộ trồng quy mô lớn thu trên 30 tấn vải, doanh thu gần 1 tỷ đồng. Xác định là một cây trồng truyền thống, mũi nhọn, thời gian tới Phương Nam sẽ đẩy mạnh tập huấn, chuyển giao kỹ thuật hỗ trợ bà con đồng thời tăng diện tích trồng từ 315 ha lên 350 ha hiện tại theo kế hoạch.
Một tín hiệu vui đối với người trồng vải ở Phương Nam là vải Phương Nam đã được đầu tư xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP của TP Uông Bí. Với bao bì nhãn hiệu và chất lượng sản phẩm năm nay vải Phương Nam rất đắt hàng, không những được thương lái thu mua tại vườn mà còn được đóng gói, sơ chế đóng thùng, chuyển xe lạnh xuất ra các tỉnh lân cận như: Thái Bình, Hà Nội, Bắc Giang, Hải Phòng...
Ngoài ra, TP Uông Bí cũng mở một số điểm bán vải chín sớm nhằm giới thiệu quảng bá giới thiệu thương hiệu sản phẩm. Điều đáng mừng là các sản phẩm này đưa ra đến đâu được bán chạy đến đó. Có thời điểm không có sản phẩm để bán cho người tiêu dùng. Với cách làm trên hy vọng thương hiệu vải chín sớm Phương Nam (TP Uông Bí) sẽ có hướng đi đúng, phát triển bền vững, đem lại thu nhập cao, cải thiện đời sống cho nhân dân.
Có thể bạn quan tâm

Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Công Thương tổ chức chiều 2/12 tại Hà Nội, ông Đỗ Thanh Lam, Phó cục trưởng Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) cho biết kết quả một số biện pháp ngăn chặn hoa quả độc hại và gia cầm thải loại nhập lậu vào Việt Nam.

Ngành chăn nuôi được coi là mũi nhọn, tạo giá trị lớn trong nội ngành nông nghiệp. Trong những năm qua, Lạng Sơn đã có nhiều nỗ lực để thúc đẩy phát triển chăn nuôi, tuy nhiên việc chưa chủ động được nguồn giống cung cấp trong nội tỉnh đã tạo ra trở lực kìm hãm hướng phát triển này.

Chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi heo, gà trên địa bàn huyện Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) đang rất được chú trọng. Nhờ nắm bắt các yếu tố kỹ thuật, ngành chăn nuôi tạo nên những bước tiến quan trọng theo hướng bảo vệ môi trường.

Dự án “Xây dựng và mở rộng mô hình chọn lọc, cải tạo và phát triển chăn nuôi trâu theo hướng lấy thịt trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” do Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh triển khai trong 3 năm (từ tháng 01 - 2011 đến tháng 12 -2013). Thông qua dự án chất lượng đàn trâu được được cải thiện; năng lực, trình độ quản lý, kỹ thuật chăn nuôi… của cán bộ tham gia dự án và người nông dân được nâng cao.

Thực hiện kế hoạch thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản tự nhiên năm 2013, những ngày qua, ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Nông đã tổ chức thả hàng vạn con cá giống các loại tại các ao hồ trên địa bàn các huyện Đắk Mil, Đắk Glong, Chư Jút và Krông Nô.