Phường Phương Nam (Quảng Ninh) được mùa vải chín sớm

Đến Phương Nam những ngày trung tuần tháng 5 khi nhiều nơi khác vải mới vừa ra hoa, đậu quả thì vải ở đây đã chín đỏ trong vườn nhà dân, dọc các triền đồi, ven đường, cho thu hoạch rộ. Người dân khẩn trương thu hoạch vải, sơ chế để bán ra ngoài, nhiều nơi thương lái đến mua vải ngay tại vườn. Vải được bán với giá cao ổn định, dao động từ khoảng 28 - 35.000 đồng/kg.
Trồng trên diện tích vườn nhà với 50 gốc vải gia đình anh Vũ Đức Hoàng (khu Phương An, Phương Nam) chỉ là một trong những hộ trồng ở quy mô trung bình. Tuy mới đưa vào thu hoạch nhưng vụ vải này gia đình anh thu trên 1,5 tấn, được 50 triệu đồng/vụ. Anh cho biết: Vải được giá, giữ mức ổn định từ đầu đến cuối vụ. Trồng vải chăm sóc không quá phức tạp, cho giá trị kinh tế cao, ổn định hơn nhiều cây trồng khác gia đình tôi dự tính sẽ mở rộng diện tích, đầu tư trồng thêm nhiều gốc vải khác trong vụ sau. Nếu duy trì được mức giá tốt như vậy hy vọng mùa tới sẽ bội thu.
Với giá bán cao, ổn định từ 28 - 35.000 đồng/kg, nhiều hộ trồng vải đạt thu nhập trăm triệu đồng/ vụ. Gia đình ông Nguyễn Công Biểu (khu Hồng Hải, Phương Nam) một trong những trồng nhiều vải ở khu, đang có một mùa vải chín sớm bội thu. Ông cho biết: Nhờ có kỹ thuật chăm bón tốt, thời tiết thuận lợi nên 120 gốc vải của gia đình ông năm nay cho sản lượng trên 7 tấn. Năm nay vải đẹp, quả to, chất lượng tốt nên nhiều thương lái rất ưu chuộng, có thời điểm không còn sản phẩm để bán. Nhờ giá bán cao, sản lượng tốt nên vụ vải này gia đình ông thu trên 200 triệu đồng.
Nhờ sự chuyển giao kỹ thuật, thời tiết ổn định nên năm nay Phương Nam được mùa vải sớm, người trồng cũng đang được hưởng "quả ngọt" từ cây vải chín sớm. Ông Nguyễn Hồng Quang, Chủ tịch phường Phương Nam cho biết: Hiện 8/14 khu dân của phường phát triển tốt cây vải. Qua thống kê sơ bộ vụ vải năm nay Phương Nam đạt tổng sản lượng gần 1000 tấn, gấp 1,5 lần so với cùng kỳ năm 2014. Có nhiều hộ trồng quy mô lớn thu trên 30 tấn vải, doanh thu gần 1 tỷ đồng. Xác định là một cây trồng truyền thống, mũi nhọn, thời gian tới Phương Nam sẽ đẩy mạnh tập huấn, chuyển giao kỹ thuật hỗ trợ bà con đồng thời tăng diện tích trồng từ 315 ha lên 350 ha hiện tại theo kế hoạch.
Một tín hiệu vui đối với người trồng vải ở Phương Nam là vải Phương Nam đã được đầu tư xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP của TP Uông Bí. Với bao bì nhãn hiệu và chất lượng sản phẩm năm nay vải Phương Nam rất đắt hàng, không những được thương lái thu mua tại vườn mà còn được đóng gói, sơ chế đóng thùng, chuyển xe lạnh xuất ra các tỉnh lân cận như: Thái Bình, Hà Nội, Bắc Giang, Hải Phòng...
Ngoài ra, TP Uông Bí cũng mở một số điểm bán vải chín sớm nhằm giới thiệu quảng bá giới thiệu thương hiệu sản phẩm. Điều đáng mừng là các sản phẩm này đưa ra đến đâu được bán chạy đến đó. Có thời điểm không có sản phẩm để bán cho người tiêu dùng. Với cách làm trên hy vọng thương hiệu vải chín sớm Phương Nam (TP Uông Bí) sẽ có hướng đi đúng, phát triển bền vững, đem lại thu nhập cao, cải thiện đời sống cho nhân dân.
Related news

Giá thu mua nhiều nông sản đang có dấu hiệu phục hồi sau thời gian dài tụt dốc. Nông dân các tỉnh phía Nam đang kỳ vọng thu lợi trong những tháng cuối năm, khi nhu cầu sử dụng các sản phẩm gia súc, gia cầm cũng như thủy sản tăng hơn ngày thường...

Sản phẩm nông nghiệp cho thị trường thời WTO là sự tổng hợp của một chuỗi giá trị với sự kết hợp nhuần nhuyễn hai khâu kỹ thuật/công nghệ và quy trình sản xuất nông nghiệp tốt. Bên cạnh đó, Nhà nước không làm thay nông dân mà cần hỗ trợ nông dân nâng cao sức cạnh tranh.

Được sự giới thiệu của Hội Nông dân xã Yên Thọ (Đông Triều - Quảng Ninh), chúng tôi đến thôn Yên Lãng 1 để tìm hiểu việc nuôi cua đồng của gia đình chị Nguyễn Thị Hường. Chị Hường cho biết: “Nuôi cua đồng rất dễ và ít dịch bệnh, nguồn thức ăn lại đơn giản. Cua đồng ăn tạp, cua ăn các loại thức ăn như cá tạp, ốc, bèo, cám gạo…

Bến Tre là địa bàn có diện tích trồng cacao lớn nhất nhì đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, tình trạng nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền do tác động của biến đổi khí hậu đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến sản lượng cũng như chất lượng của cây cacao.

Anh Đặng Văn Thông, người có hơn 20 năm kinh nghiệm đánh bắt cá linh (ở ấp Phú Quí, xã Phú Lộc, TX. Tân Châu), cho biết: Năm nay cá linh về muộn hơn mọi năm và do nguồn cá ngày càng ít nên giá tăng cao. Giá bán tại chỗ từ 100.000 - 110.000 đồng/kg (tăng 20.000 - 30.000 đồng/kg so với năm trước), giá tại các chợ ở TP. Long Xuyên từ 150.000 - 160.000 đồng /kg, nhưng không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường.