Những Chiếc Máy Gặt Đập Bắp Liên Hợp Đầu Tiên Ở Xã Xuân Phú

Vụ đông xuân năm nay, bà con nông dân trồng bắp ở xã Xuân Phú (huyện Xuân Lộc - Đồng Nai) hết sức vui mừng, vì lần đầu tiên họ được máy gặt đập bắp liên hợp hỗ trợ khâu thu hoạch.
Đó là 2 chiếc máy gặt đập liên hợp hiệu Cubota, trị giá 500 triệu đồng/chiếc, vừa được ông Vũ Quốc Toản đầu tư có nhiều công dụng như: bẻ, gom và phóng bắp. Với sự hỗ trợ của chiếc máy này, bà con nông dân chỉ còn thực hiện 1 thao tác là dùng bao hứng hạt bắp và hất xuống tại một điểm nào đó để xe chở về nhà.
Máy gặt đập bắp liên hợp này một ngày có thể thu hoạch từ 2,5 - 3 hécta bắp, thay thế cho từ 40-45 công lao động, nên đáp ứng được bài toán khan hiếm nhân công trong sản xuất nông nghiệp hiện nay.
Hiện chi phí thu hoạch cho 1ha bắp bằng máy gặt đập liên hợp là 3,5 triệu đồng, rẻ hơn 500 ngàn đồng so với việc thuê mướn công lao động, nhưng thời gian thu hoạch nhanh, hạt bắp không bị bể và nhất là không phụ thuộc nhiều vào công lao động như trước đây.
Được biết, chiếc máy gặt đập liên hợp này khi mới đưa về vẫn còn nhiều khiếm khuyết như: làm rớt trái, làm dập hạt bắp nhưng đã được ông Toản cải tiến lại một vài chi tiết cho phù hợp nên chiếc máy đã hoàn hảo hơn, được bà con nông dân chấp nhận.
Có thể bạn quan tâm

Kể từ ngày 06/8/2015, các tổ chức, cá nhân có liên quan đến sản xuất, kinh doanh, khảo nghiệm, thử nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trên lãnh thổ Việt Nam cần áp dụng các quy định tại Thông tư số 23/2015/TT-BNNPTNT ngày 22/6/2015 của Bộ NN và PTNT về quản lý sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.

Thực hiện chủ trương chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi, thời gian qua, nhiều nông hộ trên địa bàn xã Gia Hiệp (Di Linh - Lâm Đồng) đã triển khai nhiều mô hình sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao, như: Mô hình nuôi tằm, nuôi bò, nuôi heo kết hợp với trồng trọt… và mới đây, xuất hiện thêm trang trại nuôi dê. Đây là mô hình chăn nuôi hứa hẹn sẽ có nhiều triển vọng.

Năm 1976, sau khi thống nhất đất nước, hưởng ứng phong trào “Thanh niên tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” của Trung ương Đoàn TNCSHCM, nhiều thanh niên đã hăng hái xung phong vào mảnh đất đầy khó khăn thuộc các xã biên giới Quảng Trực, Quảng Tân, huyện Tuy Đức hiện nay để khai khẩn vùng đất mới. Từ đó, nhiều TNXP đã quyết định gắn bó lâu dài với vùng đất Đắk Nông.

6 tháng đầu năm 2015, dù kinh tế còn khó khăn nhưng ngành Công thương tỉnh Tiền Giang vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng, giá trị sản xuất công nghiệp tăng cao. Tình hình xuất khẩu dù có nhiều sản phẩm đạt giá trị kinh tế cao so với cùng kỳ năm 2014 nhưng vẫn đang đối diện với tình hình xuất khẩu hàng nông, thủy sản giảm. Đây là nhận định của Sở Công thương tại Hội nghị sơ kết thực hiện nhiệm vụ của ngành trong 6 tháng đầu năm và đề ra giải pháp thực hiện 6 tháng cuối năm 2015 được tổ chức vào ngày 13-7.

Anh Nguyễn Thành Tân (xã Thân Cửu Nghĩa, huyện Châu Thành) là một trong những người gặt hái thành công từ nghề ương, nuôi cá giống, cá tai tượng thịt. Anh Tân cho biết, gắn bó với nghề này đã hơn 15 năm nay, kinh tế gia đình anh ngày một khấm khá hơn.