Phụng Hiệp (Hậu Giang) tăng cường công tác kiểm tra vịt chạy đồng

Qua đó, đoàn đã tiến hành lập biên bản nhắc nhở hơn 20 đàn gia cầm, với số lượng hơn 38.000 con vịt đến từ Sóc Trăng, Bạc Liêu, An Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ; đồng thời, yêu cầu các chủ đàn nhanh chóng vận chuyển gia cầm trở lại nơi xuất phát do không đủ hồ sơ kiểm dịch theo quy định. Trong đó, một số đàn không có giấy chứng nhận tiêm phòng, hết hạn miễn dịch, hoặc có tiêm phòng nhưng không có giấy kiểm dịch xuất tỉnh.
Theo Trạm Thú y huyện Phụng Hiệp, tới đây, lực lượng thú y huyện tiếp tục phối hợp với các địa phương tăng cường công tác kiểm tra chặt chẽ và kiên quyết ngăn chặn đàn vịt chạy đồng không rõ nguồn gốc, đặc biệt là đối với những đàn vịt đến từ các tỉnh có dịch cúm gia cầm di chuyển về địa bàn huyện.
Có thể bạn quan tâm

Ở huyện Trần Đề diện tích thiệt hại chiếm 11,3%, một số vùng nuôi ở thị xã Vĩnh Châu như xã Hòa Đông tôm nuôi bị thiệt hại trên 30%. Theo nhận định của ngành chuyên môn và bà con nuôi tôm, nguyên nhân thiệt hại là do nhiệt độ xuống thấp, kèm theo mưa đã ảnh hưởng đến tôm nuôi trong giai đoạn mẫn cảm với thời tiết.

Từ tháng 11 đến tháng Giêng, đưa ong vào Bình Phước lấy mật hoa điều, cao su; đến tháng 2 lên Tây nguyên lấy mật hoa cà phê; tháng 5 ra Bắc lấy mật hoa vải... đó là chu kỳ trong năm của những người nuôi ong lấy mật.

Một chú gà trống trưởng thành có trọng lượng từ 4,5 - 6kg với đôi chân khỏe, dáng hình cao to thể hiện uy lực dũng mãnh, nên rất được dân gian lựa chọn làm lễ vật cúng tế. Thông tin trên các trang mạng cho hay, mỗi chú gà trống trưởng thành có dáng đẹp giá lên tới chục triệu đồng.

Theo Hạt Kiểm lâm huyện Đạ Tẻh (Lâm Đồng) cho biết, hiện nay trên địa bàn huyện Đạ Tẻh có 55 hộ dân đã được ngành chức năng các cấp cấp giấy chứng nhận đăng ký gây nuôi động vật hoang dã, gồm: Gấu ngựa 1 con, heo rừng lai 102 con, nhím 372 con, cá sấu nước ngọt 47 con, kỳ đà vân 14 con, chim trĩ đỏ 33 con, dúi 100 con.

Ông Hoàng Văn Sử, Chủ tịch UBND xã Hợp Thịnh cho biết: "Nhà nhà nuôi lợn đón Tết đã trở thành phong trào trong toàn xã. Không nuôi vì mục đích kinh tế, chỉ mong cái Tết thêm an toàn, đầm ấm, vui vẻ. Mấy năm trở lại đây, tục ăn đụng thịt lợn trên địa bàn trở lại như Tết xưa”.