Đồng Nai Thành Lập Hợp Tác Xã Ca Cao Thống Nhất

Ngày 3 - 10, tại UBND xã Hưng Lộc (Thống Nhất, Đồng Nai) đã diễn ra Hội nghị thành lập Hợp tác xã ca cao Thống Nhất.
Hợp tác xã được thành lập trên cơ sở Câu lạc bộ ca cao Hưng Lộc với sự tham gia của 9 thành viên ban đầu, có vốn điều lệ 500 triệu đồng và hoạt động theo 6 nhóm ngành nghề: ươm và mua bán cây ca cao giống; sơ chế các loại trái cây sau thu hoạch; thu mua, buôn bán nông sản, sản xuất phân hữu cơ….
Trong đó, Hợp tác xã chủ yếu tập trung trồng và chế biến các sản phẩm từ cây ca cao và điều với định hướng phát triển khoảng 100 ha cây ca cao trồng xen cây điều để làm vùng nguyên liệu sản xuất. Sau khi đi vào hoạt động, Hợp tác xã sẽ thu hút từ 10 - 30 lao động. Dự kiến, xã viên sẽ thu nhập bình quân từ 3,5- 5 triệu đồng/tháng.
Hội nghị cũng đã thông qua Điều lệ và phương án sản xuất kinh doanh nhiệm kỳ 2014 - 2018, đồng thời bầu ra Hội đồng quản trị gồm 3 thành viên. Bà Nguyễn Thị Thanh Thảo, đại diện Công ty ca cao Trọng Đức được bầu giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Giám đốc Hợp tác xã ca cao Thống Nhất nhiệm kỳ 2014 - 2018.
Được biết, đây là Hợp tác xã ca cao đầu tiên trong tỉnh có sự tham gia làm thành viên của doanh nghiệp thu mua và chế biến các loại sản phẩm từ cây ca cao, tạo điều kiện thuận lợi để xã viên hợp tác xã và người trồng cây ca cao trong toàn huyện có thị trường tiêu thụ ổn định, đảm bảo sự phát triển bền vững trong nông nghiệp.
Có thể bạn quan tâm

“Nông nghiệp nước ta đã có sự phát triển mạnh mẽ đảm bảo vững chắc an ninh lương thực, đáp ứng yêu cầu trong nước, xuất khẩu với số lượng lớn...”.

Hiện nay, các loại vú sữa tím có trên thị trường thường chỉ có màu tím nhạt, vị ngọt thơm, ít hạt. Thế nhưng, một nông dân ở khu vực Bình Thường B (phường Long Tuyền, quận Bình Thuỷ, TP.Cần Thơ) trồng được một loại vú sữa tím than có nhiều ưu điểm vượt trội hơn.

“Điểm yếu lớn nhất của lúa gạo Việt Nam là mạnh ai nấy sản xuất, thương lái sau đó thu gom lúa, gạo từ nhiều ruộng khác nhau bán lại cho doanh nghiệp (DN).

Ngày 12/11, Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát đã ký quyết định ngừng nhập lúa mì từ Ucraina do bị nhiễm mọt thóc, là đối tượng kiểm dịch nguy hiểm. Quyết định này có hiệu lực sau 60 ngày, kể từ ngày ký.

Ngành thủy sản và gạo nếu được cơ cấu lại sản xuất theo chuỗi chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, có thương hiệu thì cơ hội tốt khi xuất khẩu.