Phục tráng thành công giống lạc sen

Cánh đồng lạc sen tại xóm 7 Diễn Hoa, Diễn Châu
Lạc sen là giống truyền thống lâu đời của bà con nông dân Diễn Châu có chất lượng thơm ngon, hàm lượng chất béo và Protein cao hơn hẳn các giống lạc lai và được người tiêu dùng ưa chộng, đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu, tuy nhiên do quá trình bảo quản không tốt, gieo trồng không đúng kỹ thuật khiến cho giống bị thoái hoá.
Qua 4 năm nghiên cứu, thu thập, chọn lọc của Sở khoa học công nghệ và UBND huyện Diễn Châu đã phục tráng được giống lạc này và tiến hành trồng khảo nghiệm trên diện tích 2 héc ta tại đồng đất xóm 7 Diễn Hoa.
Những đặc điểm nổi trội của lạc sen là chịu úng khá tốt, củ to, vỏ mỏng, thời gian sinh trưởng chỉ 90 ngày.
Tuy gieo trồng trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt của vụ đông nhưng qua thu hoạch năng suất lạc sen đạt tới 25,4 tạ/héc ta, cao hơn ruộng đối chứng 3,3 tạ/héc ta.
Tính ra mỗi héc ta lạc sen sau khi trừ chi phí bà con thu lãi cao hơn ruộng đối chứng 10,3 triệu đồng.
Việc phục tráng thành công giống lạc Sen thuần chủng địa phương có ý nghĩa rất quan trọng để Diễn Châu nhân rộng diện tích và tiến tới xây dựng thương hiệu cho sản phẩm này.
Có thể bạn quan tâm

Trồng ngô thâm canh mật độ cao (ngô trồng dày) là một biện pháp canh tác mới nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất ngô trên đơn vị diện tích. Tại Anh Sơn (Nghệ An), mô hình này đã triển khai cho bà con sản xuất hơn 1 năm qua với tổng diện tích gần 250 ha. Từ hiệu quả bước đầu, trồng ngô mật độ cao đang mở hướng phát triển mới cho bà con vùng bãi.

Trước thực trạng dịch bệnh trên tôm nuôi diễn biến phức tạp, gây thiệt hại nặng cho người dân. Tỉnh Trà Vinh đã xây dựng mô hình thử nghiệm ứng dụng công nghệ nano trong nuôi tôm thẻ chân trắng với quy mô 6 ao, tổng diện tích là 22.000m². Tổng kinh phí thực hiện hơn 1,54 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách hơn 611 triệu đồng, người dân và doanh nghiệp đối ứng hơn 933 triệu đồng.

Cũng là làm nông, nhưng từ lâu trồng cây bông lài đối với những người ở thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh, được xem là một nghề truyền thống. Bởi, cây bông lài được trồng tập trung ở một vài khu vực vùng ven thành phố và hầu hết các hộ trồng lài đều đã có thâm niên trong nghề ít nhất là từ 10 - 40 năm. Nghề trồng bông lài không phải nhọc nhằn một nắng hai sương, nhưng nguồn thu mang lại khá cao và ổn định.

Trước tình hình sản xuất mía gặp nhiều khó khăn như chi phí đầu tư tăng cao, giá cả trồi sụt thất thường, đầu ra bấp bênh, điều kiện tự nhiên không phù hợp,... khiến cho nhiều nông dân trồng mía trên địa bàn tỉnh Hậu Giang thua lỗ, buộc lòng phải chuyển sang cây trồng khác.

Hiện nay, mùa mưa lũ đang đến gần, ngành Thủy sản tỉnh yêu cầu người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh khẩn trương thu hoạch những diện tích tôm còn lại và có biện pháp bảo vệ an toàn những diện tích nuôi tôm trên cát, nhằm tránh thiệt hại do mưa lũ.