Giá lúa thu đông giảm nhẹ
Anh Tương, thương lái ở huyện Ô Môn, cho biết hiện nay vẫn có cánh cửa mở ra cho các loại gạo thông dụng vào thị trường Campuchia. Một số hàng xáo và chủ nhà máy xay xát đặt hàng thu mua lúa OM5451 để chế biến gạo trắng, cơm mềm dẻo với giá 8.500 đ/kg, tiếp đó là các giống lúa hạt dài có giá thấp hơn.
Ví như gạo trắng OM6976 giá 7.500-7.600 đ/kg, gạo trắng OM4215 giá 7.200 đ/kg. Tuy nhiên so với vụ thu đông năm ngoái, mức giá trên vẫn thấp hơn khoảng 1.000 đ/kg.
Ông Út Trí, ở xã Định Môn, Thới Lai (TP Cần Thơ) thở dài: "Hơn một tuần qua lúa thu đông sớm đã thu hoạch ở những cánh đồng giáp với các huyện Ô Môn và Cờ Đỏ. Lúa IR50404 chín sớm, bà con vừa bán thương lái với giá 4.200 đ/kg, giảm so với trước đây một tuần từ 100-150 đ/kg.
Nông dân đã quen lúa vào vụ rớt giá, nhưng dù sao so với vụ hè thu vẫn còn cao hơn 50 đ/kg. Điều người dân lo lắng bây giờ không phải là giá lúa giảm, mà là ghe thương lái chạy về mua lúa thưa thớt quá. Họ cũng không tới nhà đặt tiền cọc như trước nữa".
Chẳng bù cho mấy vụ lúa trước, các thương lái thường tới bờ ruộng xem lúa và đặt tiền mua cả một cánh đồng rộng 100-200 công trước khi thu hoạch nửa tháng.
Cùng huyện, ở xã Trường Xuân, nhiều cánh đồng trồng lúa IR50404 đã chín, đang chờ máy đưa vào gặt. Chị Điệp, một nông dân trong xã cho hay vì lo ngại lúa rớt giá thêm nên khi đã có thương lái nào đặt cọc mua lúa tươi tại ruộng giá 4.150 đ/kg thì nhiều người đồng ý bán ngay. Với mức giá này và lúa trúng trên 800 kg/công tính ra vẫn còn lời trên 1,2 triệu đồng/công.
Theo anh Tương, giá gạo IR50404 giao tại các kho của DN mua vào hiện giảm từ 6.300 đ/kg xuống còn 6.150 đ/kg. Lý do gạo cũ trước đây còn tồn nên các DN XK không đặt hàng.
Vì thế chỉ có khoảng 30% số thương lái chuyên thu mua lúa về mua lúa thu đông sớm và chỉ buôn theo chuyến, chứ không đặt mua số lượng nhiều, do lo giá lúa giảm tiếp...
Có thể bạn quan tâm
Theo thống kê của UBND phường Hải Cảng (Bình Định), hiện tại Hải Minh trong có 86 hộ nuôi cá lồng biển, gồm 176 bè với 1.013 lồng nuôi, tăng 5 hộ và 57 bè so với cuối năm 2014. Các đối tượng cá nuôi ở đây nhiều nhất là cá chẽm, cá hồng, cá bớp, cá mú… Tuy nhiên, hiện cá nuôi bị dịch bệnh và chết, tiêu thụ khó khăn khiến các hộ ngư dân ở đây điêu đứng.
Theo Sở NN-PTNT Kiên Giang, trong tháng 5 toàn tỉnh thu hoạch được 5.820 tấn tôm nguyên liệu, lũy kế từ đầu năm đến nay đạt 11.358 tấn, tăng gần 17% so với cùng kỳ.
Trong tháng 06, bà con nuôi tôm ở Sóc Trăng tập trung thả giống, tình hình thời tiết và dịch bệnh càng diễn biến phức tạp khiến người nuôi lo ngại, khó tránh khỏi muốn sử dụng hóa chất để diệt khuẩn, diệt tạp và kháng sinh để tăng cường sức đề kháng cho tôm nuôi.
Thời gian qua, do điều kiện thời tiết không thuận lợi, nắng nóng xuất hiện cao điểm liên tục đã làm bệnh đốm trắng ở tôm xuất hiện tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Trong tháng 5, diện tích tôm bị bệnh trên địa bàn toàn tỉnh là 25,48 ha tại 31 ao của 25 hộ trên 7 xã, phường thuộc 5 huyện, thị xã, thành phố.
Tái cấu trúc sản phẩm và chất lượng sản phẩm là một trong 4 nội dung quan trọng trong tái cấu trúc ngành cá tra nhằm tiếp cận và mở rộng thị trường tiêu thụ. Đây là một nội dung lớn dựa trên nguyên tắc cơ bản là sản xuất phải theo yêu cầu của thị trường và phải được bắt đầu từ khâu nuôi.