Phú Yên Thí Điểm Sản Xuất Cá Ngừ Theo Chuỗi
Tỉnh Phú Yên đang xúc tiến việc vận động xây dựng mô hình liên kết trong sản xuất cá ngừ theo các khâu khai thác-bảo quản-thu mua-chế biến-xuất khẩu.
Theo Cổng TTĐT tỉnh Phú Yên, hiện nay, toàn tỉnh có 6.146 tàu cá, trong đó 1.044 tàu cá công suất từ 90CV trở lên; có 103 tổ tàu thuyền an toàn với 919 tàu cá tham gia; 5 nghiệp đoàn nghề cá.
Tuy nhiên, có nhiều yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động khai thác thủy sản trên biển hiện nay, nhất là tổn thất sau thu hoạch khá cao, từ 20-30% giá trị sản phẩm; các mô hình liên kết trong sản xuất hiện có của tỉnh do ngư dân tự nguyện hình thành nên tính liên kết thiếu bền vững.
Bên cạnh đó, chưa liên kết được các dịch vụ hậu cần như: Liên kết khai thác và luân phiên vận chuyển sản phẩm về bờ và vận chuyển nhiên liệu, thực phẩm ra biển cung cấp cho các tàu khác để kéo dài thời gian chuyến biển, giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm; chưa hình thành được mô hình liên kết ngang, liên kết dọc theo chuỗi giá trị…
Vì vậy, để chuẩn bị thực hiện đề án thí điểm mô hình sản xuất cá ngừ theo chuỗi giá trị (được thụ hưởng chính sách theo Nghị định 67 của Chính phủ) tại 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, tỉnh Phú Yên đang vận động xây dựng mô hình sản xuất cá ngừ theo chuỗi, gồm các khâu khai thác-bảo quản-thu mua-chế biến-xuất khẩu do Công ty cổ phần Bá Hải liên kết với các chủ tàu khai thác cá ngừ của tỉnh triển khai thực hiện.
Thông tin từ Báo Phú Yên cho hay Công ty cổ phần Bá Hải hiện có năng lực chế biến và xuất khẩu khoảng 10.000 tấn cá ngừ/năm; có thể chế biến, cấp đông 40 tấn sản phẩm cá ngừ/ngày (tương đương 80 tấn nguyên liệu cá ngừ/ngày). Công ty có kế hoạch tổ chức liên kết với ngư dân thành lập từ 4-6 tổ, đội khai thác cá ngừ.
Từ nay đến năm 2015, Công ty sẽ mua 3 tàu vỏ thép loại lớn (dài 36m) để thu mua sản phẩm và làm dịch vụ hậu cần trực tiếp trên biển, phục vụ các tàu cá, với chu kỳ khoảng 5-8 ngày/chuyến, đồng thời cam kết bao tiêu toàn bộ cá ngừ cho các chủ tàu đã ký hợp đồng với công ty.
Công ty Bá Hải được Bộ KHCN chọn phối hợp với Tập đoàn ABI (Nhật Bản) chuyển giao công nghệ đông lạnh sản phẩm theo công nghệ CAS và thiết bị cấp đông có công suất 500kg/giờ.
UBND tỉnh Phú Yên đã giao Sở NNPTNT tham mưu trong việc xây dựng kế hoạch triển khai Nghị định 67 và đề án tổ chức sản xuất cá ngừ theo chuỗi giá trị để thực hiện, trong đó lưu ý, với mô hình tổ chức sản xuất cá ngừ theo chuỗi giá trị được chọn làm thí điểm, khi Nghị định 67 có hiệu lực có thể giải ngân vốn được ngay.
Có thể bạn quan tâm
Qua một thời gian tập trung nhiều nguồn lực và giải pháp nhằm đẩy mạnh đánh bắt, khai thác thủy sản xa bờ, đến nay, triển vọng đối với ngành đánh bắt xa bờ tại Ninh Thuận đang có những khởi sắc.
Sản xuất nông sản theo hướng sạch đã và đang được các nhà khoa học và ngành chức năng khẳng định là hướng đi tất yếu nhằm đảm bảo các yếu tố bền vững cho môi trường, an toàn cho người sản xuất và người sử dụng sản phẩm.
Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Vũng Liêm (Vĩnh Long) phối hợp với Khoa Thủy sản- Trường Đại học Cần Thơ tổ chức triển khai dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng khoa học công nghệ sản xuất giống và nuôi cá lóc trong bể lót bạt” cho nông dân trên địa bàn huyện.
Hôm 18/7, Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế thuộc Tổ chức y tế thế giới (WHO) lần đầu công bố qui định mức an toàn về lượng arsenic có trong gạo và được nhiều nước đồng tình.
Việc chuyển đổi từ hình thức chăn nuôi và trồng trọt nhỏ lẻ sang mô hình kinh tế trang trại đã đem lại hiệu quả cho các nông hộ trên địa bàn huyện Thăng Bình.