Nhìn Lại Hai Năm Thực Hiện Đề Án Phát Triển Đàn Lợn Giống Móng Cái Thuần Ở Chợ Mới

Là địa phương có lợi thế phát triển về chăn nuôi, trên cơ sở các chủ trương, chính sách của UBND tỉnh, huyện Chợ Mới đã được chọn để tổ chức triển khai thực hiện Đề án phát triển đàn lợn nái Móng Cái thuần trên địa bàn toàn huyện giai đoạn 2012-2015.
Sau 02 năm thực hiện được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của huyện ủy, HĐND, UBND huyện cùng các ban ngành tại địa phương triển khai thực hiện đề án nên bước đầu triển khai đề án đã có những hiệu quả rõ rệt, người dân tham gia đã nhận thức được mục tiêu của đề án.
Trong năm 2012 tổng số lợn giống Móng Cái thuần mua từ tỉnh ngoài là 103 con, đạt 100% kế hoạch gồm 100 con nái hậu bị và 03 con đực giống Móng Cái thuần, có 20 hộ tại 5 xã, thị trấn tham gia thực hiện đề án là: Thị trấn Chợ Mới, Nông Thịnh, Nông Hạ, Thanh Mai, Cao Kỳ. Đến năm 2013 số lợn con sinh là 536 con, trong đó con cái là con 293 chiếm 54,66% đã cấp cho các hộ trên địa bàn huyện tham gia Đề án được 187con/187 hộ.
Trong 6 tháng đầu năm 2014, số lợn con đẻ ra được 420 con, có 279 con cái. Tổng số lợn trong kế hoạch cấp cho các hộ dân trong sáu tháng đầu năm là 385 con đã cấp được 266 con/266 hộ, số lợn còn lại là 119 con đang tiếp tục bình tuyển cấp cho các hộ tham gia Đề án trên địa bàn huyện.
Trong quá trình thực hiện đề án bà con được tỉnh hỗ trợ hỗ trợ mua lợn nái từ tỉnh ngoài với kinh phí 2 triệu đồng/con; hỗ trợ mua lợn đực, mua cám cho lợn đực, hỗ trợ thụ tinh, mua lợn nái sinh sản…và bên cạnh đó, năm 2012 huyện Chợ Mới hỗ trợ kinh phí mua lợn nái từ tỉnh ngoài là 2 triệu đồng/con, mua cám hỗn hợp cho lợn nái hậu bị, hỗ trợ mua bình bi-ô-ga…
Đồng chí Trần Trung Kiên-Chủ tịch UBND huyện Chợ Mới cho biết: Qua hai năm thực hiện Đề án phát triển đàn lợn Móng Cái thuần đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
Việc nuôi lợn Móng Cái hiện đang rất phù hợp và thuận lợi cho bà con, huyện đã và đang tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền tập huấn qua các lớp tại một số xã, thị trấn tại địa bàn huyện để người dân nắm rõ được cơ chế chính sách khuyến khích của đề án và kỹ thuật về chăn nuôi lợn nái và nhiều hộ gia đình đã nhận thức được lợi ích khi tham gia thực hiện đề án nên đã đồng tình ủng hộ, đăng ký tham gia đề án.
Bên cạnh những thuận lợi thì việc triển khai thực hiện Đề án này vẫn còn nhiều hạn chế có một số hộ còn ít kinh nghiệm về kiến thức chăn nuôi lợn nái, mặt khác cũng có một số hộ còn lo ngại nếu tham gia đề án thì đàn lợn con sinh ra số nái không đạt tiêu chuẩn và số lợn đực sẽ khó bán.
Do vậy khi bước đầu triển khai chọn hộ thực hiện còn gặp những khó khăn nhất định, do thị trường giá cả có nhiều biến động và giảm mạnh nên một số hộ còn e dè chưa dám đầu tư vào chăn nuôi lợn nái.
Ngoài tra một số hộ khi có lợn ốm còn tự điều trị không theo phác đồ cụ thể nên đến khi lợn mắc bệnh quá nặng mới báo cáo cho huyện thì lợn đã chết. Tổng số lợn nái đã cấp là 453 con, đã chết 31 con chiếm 6,84% do mắc một số bệnh như: viêm phổi, tụ huyết trùng…
Gia đình ông Nguyễn Ngọc Quý- tổ 2, TT Chợ Mới cho biết: Gia đình ông đã nuôi 2 dự án lợn nái Móng Cái thuần từ năm 2003, dự án này do trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên phối hợp với Sở KHCN Bắc Kạn, được hỗ trợ 10 con lợn nái với 70% tiền, gia đình 30% vốn đối ứng. Hỗ trợ thức ăn ban đầu 3 tháng 70% tiền;Tinh lợn giống; Thuốc thú y;1 bình BIOGAS xây và cho vay 15 triệu đồng không tính lãi.
Cũng từ năm 2012 thực hiện theo Đề án của tỉnh, Phòng Nông nghiệp huyện hỗ trợ cho 5 con lợn nái giống với giá mỗi con 2 triệu đồng, được nhận tại Cao Bằng; Hỗ trợ cám ban đầu là 3 triệu đồng;1 bình BIOGAS nhựa; Hiện đã chết 1 con, còn 4 con, đang đẻ lứa thứ 3. Lợn cái giống sẽ được cung cấp cho địa phương theo kế hoạch của huyện. Bình quân mỗi nái đẻ 8 con năm 2 lứa cộng lại hơn 60 con lợn con.
Dự án này được thực hiện 3 năm từ 2012-2015. Hiện các gia đình khác phát triển rất tốt. Ông Nguyễn Ngọc Quý cho biết thêm: Nếu không hiểu biết về khoa học kỹ thuật chăn nuôi thì không thể làm được, phải yêu nghề, phải có điều kiện về kinh tế để khi giá lợn biến động thì còn có tiền đầu tư thức ăn.
Mô hình chăn nuôi lợn nái Móng Cái thuần được triển khai với mục tiêu giúp người chăn nuôi chủ động sản xuất con giống bảo đảm chất lượng, an toàn về dịch bệnh, giảm chi phí ban đầu mua con giống và từng bước tạo thành vùng chăn nuôi lợn nái sinh sản để chủ động cung ứng con giống cho các hộ dân chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện.
Có thể bạn quan tâm

Với giá bán như hiện nay, trung bình 1 tấn cá lóc thương phẩm, người nuôi sẽ có lãi trên-dưới 8 triệu đồng; người nuôi tôm càng xanh, lươn và cá tra cũng có lãi... Đặc biệt, trong tháng 12/2014, Công ty cổ phần Thủy sản IV đặt trạm thu mua tại xã Phú Thành B, đã thu mua được hơn 10,7 tấn tôm càng xanh các loại.

Theo thương lái, giá quýt đường tăng trở lại là do quýt đường ở các nơi như An Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Trà Vinh... hết mùa. Bên cạnh đó, thị trường tiêu thụ quýt đường lớn nhất là TP.Hồ Chí Minh đang có dấu hiệu tiêu thụ mạnh trở lại. Theo dự đoán từ đây đến Tết Nguyên đán giá quýt có thể sẽ tiếp tục tăng.

Chủ động tìm tòi, sáng tạo và chắt lọc những mô hình sản xuất mới lạ để có thể tạo ra các sản phẩm độc đáo thích ứng nhu cầu thị trường nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình, chính là sự năng động thường thấy đối với không ít nhà nông ở Hậu Giang ngày nay.

Vai trò không thể phủ nhận của phân hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp là mang lại hiệu quả kinh tế cho nông dân và cây trồng, giảm bớt sự ô nhiễm môi trường, bảo vệ đất, nguồn nước, làm cho lương thực, thực phẩm được an toàn. Những ưu điểm này đã được các nhà khoa học nghiên cứu, ứng dụng để đem về sức sống cho đồng ruộng, sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững.

Phát biểu tại hội thảo, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Công Chánh cho rằng: Trong điều kiện còn nhiều khó khăn của cả nước, cùng sự tác động suy thoái kinh tế và khủng hoảng thị trường thế giới, nhưng 4 năm qua, nền kinh tế Hậu Giang vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định, tạo tiền đề quan trọng để phát triển chung cho cả giai đoạn 2011-2015.