Phú Yên Thí Điểm Sản Xuất Cá Ngừ Theo Chuỗi

Tỉnh Phú Yên đang xúc tiến việc vận động xây dựng mô hình liên kết trong sản xuất cá ngừ theo các khâu khai thác-bảo quản-thu mua-chế biến-xuất khẩu.
Theo Cổng TTĐT tỉnh Phú Yên, hiện nay, toàn tỉnh có 6.146 tàu cá, trong đó 1.044 tàu cá công suất từ 90CV trở lên; có 103 tổ tàu thuyền an toàn với 919 tàu cá tham gia; 5 nghiệp đoàn nghề cá.
Tuy nhiên, có nhiều yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động khai thác thủy sản trên biển hiện nay, nhất là tổn thất sau thu hoạch khá cao, từ 20-30% giá trị sản phẩm; các mô hình liên kết trong sản xuất hiện có của tỉnh do ngư dân tự nguyện hình thành nên tính liên kết thiếu bền vững.
Bên cạnh đó, chưa liên kết được các dịch vụ hậu cần như: Liên kết khai thác và luân phiên vận chuyển sản phẩm về bờ và vận chuyển nhiên liệu, thực phẩm ra biển cung cấp cho các tàu khác để kéo dài thời gian chuyến biển, giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm; chưa hình thành được mô hình liên kết ngang, liên kết dọc theo chuỗi giá trị…
Vì vậy, để chuẩn bị thực hiện đề án thí điểm mô hình sản xuất cá ngừ theo chuỗi giá trị (được thụ hưởng chính sách theo Nghị định 67 của Chính phủ) tại 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, tỉnh Phú Yên đang vận động xây dựng mô hình sản xuất cá ngừ theo chuỗi, gồm các khâu khai thác-bảo quản-thu mua-chế biến-xuất khẩu do Công ty cổ phần Bá Hải liên kết với các chủ tàu khai thác cá ngừ của tỉnh triển khai thực hiện.
Thông tin từ Báo Phú Yên cho hay Công ty cổ phần Bá Hải hiện có năng lực chế biến và xuất khẩu khoảng 10.000 tấn cá ngừ/năm; có thể chế biến, cấp đông 40 tấn sản phẩm cá ngừ/ngày (tương đương 80 tấn nguyên liệu cá ngừ/ngày). Công ty có kế hoạch tổ chức liên kết với ngư dân thành lập từ 4-6 tổ, đội khai thác cá ngừ.
Từ nay đến năm 2015, Công ty sẽ mua 3 tàu vỏ thép loại lớn (dài 36m) để thu mua sản phẩm và làm dịch vụ hậu cần trực tiếp trên biển, phục vụ các tàu cá, với chu kỳ khoảng 5-8 ngày/chuyến, đồng thời cam kết bao tiêu toàn bộ cá ngừ cho các chủ tàu đã ký hợp đồng với công ty.
Công ty Bá Hải được Bộ KHCN chọn phối hợp với Tập đoàn ABI (Nhật Bản) chuyển giao công nghệ đông lạnh sản phẩm theo công nghệ CAS và thiết bị cấp đông có công suất 500kg/giờ.
UBND tỉnh Phú Yên đã giao Sở NNPTNT tham mưu trong việc xây dựng kế hoạch triển khai Nghị định 67 và đề án tổ chức sản xuất cá ngừ theo chuỗi giá trị để thực hiện, trong đó lưu ý, với mô hình tổ chức sản xuất cá ngừ theo chuỗi giá trị được chọn làm thí điểm, khi Nghị định 67 có hiệu lực có thể giải ngân vốn được ngay.
Related news

Sau khi dự án đi vào hoạt động, hàng năm trang trại bò sữa sẽ cung ứng cho thị trường hơn 3,5 triệu lít sữa bò tươi chất lượng cao và hơn 300 con bò sữa giống cao sản, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho nông dân trên địa bàn huyện Tân Thành.

Phần lớn gà, cút tại Đồng Nai được nuôi theo hình thức trang trại, đảm bảo an toàn về công tác phòng và chống dịch cúm gia cầm. Hiện Đồng Nai là một trong những tỉnh đứng đầu ở khu vực phía Nam về cung cấp các nguồn thực phẩm, như: thịt heo, gà, trứng.

Nhiều người dân nuôi heo thông tin, hiện nay giá heo hơi đã tăng 1.000 - 1.500 đồng/kg so với thời điểm trước tết và đang giữ mức 47.000 đồng/kg. Đa số đàn heo đã xuất bán dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi nên hiện nay lượng heo thịt còn ít trong khi thị trường vẫn có nhu cầu tiêu thụ mạnh. Với giá hiện tại, người nuôi heo có thể thu lãi từ 4,5 - 5 triệu đồng/tấn heo thịt.

Sau 3 đến 4 ngày, người ta tiến hành đảo đống ủ; sau đó tiếp tục ủ thêm khoảng 3 ngày nữa là có thể sử dụng nguyên liệu để cấy giống. Đối với cách thứ hai, rơm rạ ngâm trong nước vôi từ 15 đến 20 phút, sau đó vớt ra để ráo nước và tiếp tục ủ lại từ 2 đến 3 ngày, rồi băm thành đoạn dài khoảng 10cm; mùn cưa tạo ẩm với nước vôi 1% và ủ lại khoảng 5 ngày; bã mía tạo ẩm với nước vôi 1%, ủ từ 10 đến 12 ngày.

Ước tính năng suất bình quân đạt từ 7,5 đến 8 tấn/ha tùy theo điều kiện thâm canh, chăm sóc. Nông dân lợi nhuận 1 triệu đồng/công. Việc thực nghiệm giống lúa VN121 nhằm tìm ra giống lúa ngắn ngày, chất lượng gạo cao, phù hợp với điều kiện canh tác tại địa phương.