Phú Tân (An Giang) đẩy mạnh cơ giới hóa trên đồng ruộng
Tính đến nay, toàn huyện có 176 máy gặt đập liên hợp so năm 2014 tăng 15 máy, diện tích gặt bằng máy 59.613ha, đạt 99,8% diên tích; hiện toàn huyện có 672 lò sấy lúa, sấy toàn bộ sản lượng lúa nếp của huyện. Đảm bảo gần 100% sản lượng lúa nếp của huyện được qua khâu sấy. Toàn huyện hiện có 296 trạm bơm điện, đảm bảo tiêu úng 100% diện tích và tưới 95%.
Ngoài ra, huyện còn áp dụng chương trình 3 giảm 3 tăng trên 56.746 ha đạt 95,00%, 1 phải 5 giảm 35.242 ha đạt tỷ lệ 59% diện tích xuống giống; thực hiện tiết kiệm nước 49.578ha, đạt 83%. Cạnh đó, tích nhân giống toàn huyện là 3.404 ha đạt 5,7% so DTXG. Trong đó có 18 tổ sản xuất giống với diện tích 643,35 ha, đạt 1,89 % và diện tích sản xuất giống ngoài tổ là 2.760,65 ha đạt 3,81%.
Từ việc đổi mới phương pháp sản xuất, huyện Phú Tân đã có những bước phát triển vượt bậc trong thực hiện cơ giới vào đồng ruộng, góp phần tăng sản lượng lúa nếp của địa phương tăng dần theo từng năm. Nhờ đó, mà sản lượng lúa nếp của huyện trong năm qua đạt 392.512 tấn.
Thực hiện cơ giới hóa là hướng đi tắt yếu để giúp nông dân giảm chi phí và tăng lợi nhuận trong sản xuất, cũng như tăng sản lượng lẫn chất lượng. Qua đó, thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương và góp phần xây dựng NTM.
Có thể bạn quan tâm
Thời gian gần đây, nạn trộm cắp lưới đánh bắt hải sản của ngư dân vùng biển huyện Hải Hậu (Nam Ðịnh) xảy ra thường xuyên, khiến các chủ tàu cá thiệt hại hàng chục tỷ đồng.
Theo Sở NN-PTNT Phú Yên, hiện dịch bệnh, chết đang xảy ra ở tôm sú nuôi ghép với cua tại xã Xuân Lộc (TX Sông Cầu) trên diện tích 4.000m2, với tỉ lệ khoảng 90%.
Không qua một lớp tập huấn kỹ thuật nào nhưng với lòng đam mê cùng nghị lực vươn lên làm giàu, chị Đinh Thị Bàn ở thôn Tiến Hóa 2, xã Hồng Hóa (Minh Hóa, Quảng Bình) tự học và nuôi thành công hàng chục đàn ong mật. Đến nay, chị đã có 60 đàn ong, cho thu nhập khá.
Chiều ngày 22.8 rảnh, chạy xe vào xã Thông Nguyên, Hoàng Su Phì, Hà Giang xem lúa đã chín hay chưa thì gặp đàn gà có bộ lông màu hường rất bắt mắt.
Ông Trịnh Văn Khả (ngụ ấp Hải An, xã Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi, Cà Mau) được nhiều người biết đến với mô hình nuôi dê mang lại hiệu quả kinh tế cao.