Nấm Rơm Bán Tại Ruộng 80 Ngàn Đồng/kg
Ông Nguyễn Văn Đăng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Xuân Phú (huyện Xuân Lộc - Đồng Nai) cho biết, giá nấm rơm ngày mùng 2 và 3 tết (tức ngày 1 và 2-2 dương lịch), nông dân trong xã bán tại ruộng cho thương lái là 80 ngàn đồng/kg, tăng 20 ngàn đồng/kg so với những ngày giáp Tết Nguyên đán và tăng 30 ngàn đồng so với ngày thường.
Thu hoạch nấm rơm tại xã Xuân Phú (huyện Xuân Lộc) Theo thương lái, lý do khiến giá nấm rơm những ngày sau tết tăng cao là do nhu cầu sử dụng tăng đột biến, vì nhiều người ăn chay sử dụng nấm rơm để chế biến các món ăn. Khả năng từ nay đến rằm tháng 1 âm lịch giá nấm rơm vẫn giữ ở mức cao.
Xã Xuân Phú là vùng trồng nấm rơm lớn nhất tỉnh với diện tích lên đến 40 hécta. Ngoài ra, các loại nấm ăn tươi, như: bào ngư, sò, đùi gà, kim châm cũng tăng từ 4-10 ngàn đồng/kg.
Có thể bạn quan tâm
Ông Lê Văn Dũng, SN 1955, hiện ở ấp Long An B, xã Phú Thọ là người tiên phong của huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp nuôi cá thác lát cườm ghép cá sặc rằn trong ao thành công.
Với mong muốn phát triển nghề trồng nấm, xã Quế Nham, huyện Tân Yên (Bắc Giang) đang tập trung xây dựng làng nghề, mở rộng phạm vi sản xuất, từng bước mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân nơi đây.
Vườn tiêu hơn 500 trụ là nguồn thu nhập chính đối với gia đình anh Lê Trung Nhớ (thôn 3, xã Ia Pal, huyện Chư Sê - Gia Lai). Anh Nhớ cho biết: Gia đình tôi có hơn 1.000 trụ tiêu, trong đó khoảng 500 trụ được trồng bằng cây trụ chết (gỗ) mới thu hoạch được 2 năm thì xuất hiện nhiều loại bệnh, đặc biệt là bệnh chết nhanh, chết chậm. Bây giờ, gia đình tôi chỉ còn trông chờ vào 500 trụ tiêu trồng bằng cây keo này mà thôi.
Nuôi cá trong ruộng lúa là một hình thức canh tác xen kẽ làm tăng thu nhập trên cùng một thửa ruộng. Mô hình này đã được một số địa phương thực hiện theo tập quán cũ, tuy nhiên, chỉ khi các hộ dân áp dụng đúng kỹ thuật nuôi trồng, hình thức nuôi cá-lúa mới thực sự phát huy hiệu quả.
Ghi nhận tại xã Sơn Bình, huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) cho thấy đã xuất hiện một loại sâu hại cây trồng, theo người dân địa phương gọi là sùng đất. Sùng đất ăn rễ và củ của hầu hết các loại cây trồng, gây thiệt hại lớn cho bà con trong khi người nông dân chưa có biện pháp khắc phục.