Đăng Ký Bảo Hộ Chỉ Dẫn Địa Lý Cà Phê Buôn Ma Thuột Tại EU

Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắc Lắc đã và đang đẩy mạnh việc đăng ký bảo hộ này.
Nhằm nâng cao giá trị xuất khẩu và thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột, Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắc Lắc đã và đang đẩy mạnh việc đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý nhãn hiệu cà phê Buôn Ma Thuột.
Đến nay, đã có 6 quốc gia và vùng lãnh thổ gồm: Tây Ban Nha, Hà Lan, Bỉ, Lucxenbua, Thái Lan và Đức đã công nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột.
Với sự giúp đỡ của Dự án Hỗ trợ chính sách Đầu tư và Thương mại châu Âu và được sự ủy quyền của Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắc Lắc, Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột đang xây dựng hồ sơ để đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột tại Liên minh châu Âu (EU).
Ông Trịnh Đức Minh - Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột cho biết: “Thứ nhất, Hiệp hội sẽ phải viết một đề án các bước để mà đăng ký sang EU. Trong đề án đó có phần nêu lên những yêu cầu gì chúng ta cần phải bổ sung để nộp sang EU. Về mặt tư vấn, sẽ có 2 tư vấn, một là Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam, 2 là các chuyên gia của dự án sang.
Các chuyên gia mới sang lượt đầu tiên tổ chức tập huấn cho biết những yêu cầu cần phải làm gì đối với bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại EU. Bước đầu họ cung cấp một số hồ sơ của các chỉ dẫn địa lý khác để chúng ta tham khảo. Trong năm 2015, đề án sẽ hình thành xong”.
Nguồn bài viết: http://www.kinhtenongthon.com.vn/Dang-ky-bao-ho-chi-dan-dia-ly-ca-phe-Buon-Ma-Thuot-tai-EU-108-47890.html
Có thể bạn quan tâm

Chiều 17-11, UBND xã Phong Đông, huyện Vĩnh Thuận (Kiên Giang) cho biết, vụ lúa mùa 2015 - 2016, nông dân trong xã xuống giống hơn 950ha, hiện tại lúa được hơn 1 tháng tuổi thì bị ảnh hưởng nắng nóng gay gắt, xâm nhập mặn tấn công dữ dội khiến lúa chết tràn lan.

Công ty TNHH Apollo đóng trên địa bàn huyện Đơn Dương, Lâm Đồng vừa sản xuất thành công sản phẩm nấm đông cô khô được chế biến từ nấm đông cô tươi trồng ngay tại nhà xưởng của công ty.

5 năm trở lại đây, cây thanh long phát triển mạnh ở xã Bông Trang (huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu) trở thành một trong những cây ăn trái có thế mạnh của địa phương.

Vải thiều chín sớm và vải thiều chín muộn thường cho hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, tỷ lệ đậu quả đối với vải thiều chín sớm phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đòi hỏi các nhà vườn phải có biện pháp chăm sóc thích hợp.

Núi Đại Huệ (Nam Anh, Nam Đàn, Nghệ An) vào thời gian này rực rỡ lạ thường khi mùa hồng bắt đầu chín. Đây là sản vật nổi tiếng của vùng đất bán sơn địa này.