Phù Ninh, Thanh Ba Tổng Kết Các Mô Hình Khuyến Nông
Trạm khuyến nông huyện Phù Ninh vừa phối hợp với UBND xã Phù Ninh tổ chức hội thảo tham quan đầu bờ mô hình nuôi cá chép lai V1.
Mô hình được triển khai tại khu đồng Chỉ thuộc khu 11 xã Phù Ninh quy mô 0,9ha với sự tham gia của 3 hộ. Các hộ tham gia mô hình đều có kinh nghiệm nuôi cá, được hỗ trợ 100% về con giống, 30% thức ăn theo định mức quy trình kỹ thuật và được hỗ trợ kỹ thuật chăm sóc.
Tổng số tiền hỗ trợ cho mô hình là hơn 60 triệu đồng. Mô hình được triển khai thực hiện từ tháng 3-2014, đến nay sau 7 tháng trọng lượng cá đạt 1 - 1,2kg, hạch toán kinh tế đối với mô hình nuôi cá chép lai V1 với giá thị trường hiện nay là 50.000đ/1kg thì lợi nhuận đạt trên 300 triệu đồng/ha/năm, cao gấp 3 đến 4 lần so với nuôi các loại cá truyền thống khác.
Tại hội thảo, các đại biểu đã nhất trí đánh giá mô hình nuôi ghép cá chép hiệu quả kinh tế cao và không quá cầu kỳ về kỹ thuật. Ngoài ra, cá chép lai V1 còn có thể nuôi ghép với nhiều loại cá khác mà không ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cá. Từ thành công bước đầu của mô hình, thời gian tới huyện Phù Ninh sẽ có kế hoạch nhân rộng diện tích nuôi trồng giống cá chép V1 để người dân phát triển kinh tế, làm giàu bền vững.
Quang Thái
Trạm khuyến nông huyện Thanh Ba đã phối hợp với Trung tâm khuyến nông tỉnh triển khai mô hình trồng nấm sò, mộc nhĩ tại hộ chị Nguyễn Thị Thanh Hương và hộ ông Bùi Đăng Đễ xã Phương Lĩnh.
Qua thực tế cho thấy, việc chuyển giao và sản xuất loại nấm sò, mộc nhĩ đạt hiệu quả khá tốt, phù hợp với khả năng kinh tế của người dân, dễ thực hiện, tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có của địa phương. Hai hộ dân tham gia mô hình được tập huấn và hướng dẫn thực hiện các khâu từ chọn mua nguyên liệu đến giống, kỹ thuật xử lý nguyên liệu, hấp khử trùng, cấy giống, ươm sợi, rạch, treo bịch, chăm sóc, thu hái...
Đánh giá về hiệu quả kinh tế của mô hình cho thấy chỉ trong vòng 5 tháng với 20 tấn nguyên liệu cho thu lãi trên 120 triệu đồng.
Tại hội nghị tổng kết mô hình, sau khi thăm quan, nghe đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế của mô hình nấm sò, mộc nhĩ, các đại biểu đều nhận định đây là mô hình hay, không những góp phần xóa đói giảm nghèo, làm giầu chính đáng cho người dân mà còn có thể triển khai nhân rộng, góp phần thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
Mô hình là một hướng giải quyết việc làm, tăng thu nhập, phát triển kinh tế hộ gia đình bền vững ở địa phương. Thời gian tới Trạm khuyến nông huyện Thanh Ba sẽ tiếp tục tuyên truyền và nhân rộng mô hình.
Nguồn bài viết: http://baophutho.vn/kinh-te/nong-lam-nghiep/201411/phu-ninh-thanh-ba-tong-ket-cac-mo-hinh-khuyen-nong-2374812/
Related news
Tham gia liên minh sản xuất, năng suất tăng, có đầu ra ổn định cho sản phẩm với giá cao, lợi nhuận tăng, thất thoát giảm...
Khác với nhiều mặt hàng nông - thủy sản phải lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc cả về xuất khẩu sản phẩm và nhập khẩu nguyên liệu, ngành gỗ chế biến có thể nói đã “thoát Trung” khi cơ cấu thị trường xuất khẩu chủ lực, kể cả nhập khẩu gỗ nguyên liệu của mặt hàng này không có Trung Quốc.
Công ty cổ phần Chế biến tinh bột sắn xuất khẩu Bình Ðịnh (BDSTAR) vừa kết thúc niên vụ sản xuất năm 2013-2014. Trong vụ này, năng suất mì toàn tỉnh Bình Định đạt mức khá cao (bình quân từ 25-30 tấn/ha), giá mua mì nguyên liệu ổn định nên nông dân lãi khá cao.
Phát huy lợi thế từ biển, người dân các tỉnh ven biển Kiên Giang, Cà Mau đã đẩy mạnh nuôi trồng thủy hải sản nhưng vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn và rủi ro…
Chuyến công tác về lại 3 huyện phía nam là Cát Tiên, Đạ Tẻh và Đạ Huoai (Lâm Đồng) trong những ngày đầu tháng 5 này, chúng tôi thêm một lần nữa chứng kiến cảnh dở khóc dở cười của nông dân về chuyện “trồng - phá, phá - trồng” cây ca cao.