Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phòng trừ rầy nâu hại lúa mùa

Phòng trừ rầy nâu hại lúa mùa
Ngày đăng: 18/09/2015

Đặc điểm gây hại

Lúa thời kỳ đẻ nhánh nếu bị hại thì hình thành các vết màu nâu đậm, nếu bị hại nặng thì làm cho cây vàng còi cọc, khô héo và chết.

Lúa thời kỳ làm đòng, trỗ bông nếu bị rầy gây hại với mật độ cao, làm cây khô héo, hạt và bông lép đen một phần hoặc cả bông.

Khi lúa bị gây hại đồng thời tạo điều kiện cho nấm, bệnh xâm nhập làm cây thối nhũn, đổ rạp có thể lan rộng ra cả ruộng, cả cánh đồng nếu không phòng trừ kịp thời.

Hình thái

Rầy trưởng thành có 2 dạng là cánh ngắn và cánh dài. Con cái dạng cánh dài có chiều dài khoảng 4,5 - 5 mm, con đực dài khoảng 3,6 - 4 mm.

Trứng có dạng quả chuối tiêu, xếp thành hàng, nằm sát nhau theo kiểu úp thìa đầu nhỏ quay vào trong, đầu to quay ra ngoài của bẹ lá, trứng mới đẻ có màu trắng, gần nở có màu vàng xám.

Rầy non có 5 tuổi, rất linh hoạt, tuổi 2 - 3 trở lên có màu nâu vàng, trưởng thành có màu nâu tối.

Tập quán sinh sống và quy luật gây hại

Rầy trưởng thành thường tập trung thành từng đám ở thân cây lúa phía dưới khóm, khi bị khua động thì lẩn trốn bằng cách bò ngang hoặc nhảy sang cây khác.

Ban ngày rầy trưởng thành ít hoạt động trên lá lúa, chiều tối bò lên phía trên thân và lá lúa. Khi lúa ở thời kỳ chín, phần dưới của thân cây đã cứng khô thì ban ngày rầy tập trung phía trên cây hoặc gần chỗ non, mềm của cuống bông để hút nhựa.

Sự xuất hiện rầy dạng cánh dài và cánh ngắn phụ thuộc vào điều kiện nhiệt độ, độ ẩm và dinh dưỡng. Khi nhiệt độ thấp, ẩm độ cao, thức ăn phong phú thì xuất hiện dạng cánh ngắn nhiều.

Nhiệt độ cao, ẩm độ thấp, thức ăn không thích hợp thì xuất hiện dạng cánh dài nhiều.

Rầy dạng cánh ngắn có tuổi sống dài, tỷ lệ đực cái cao, số lượng rầy đẻ trứng cao hơn cánh dài. Do đó khi tỷ lệ cánh ngắn nhiều thì có khả năng phát sinh thành dịch.

Một năm phát sinh từ 6 - 7 lứa, trong đó có hai lứa cần chú ý theo dõi và phòng trừ đó là lứa rầy phá hại vào tháng 4 - 5 với lúa vụ xuân và tháng 8 - 9 với lúa vụ mùa.

Biện pháp phòng trừ

Để hạn chế tác hại của rầy, cần áp dụng các biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM trên đồng ruộng. Sử dụng giống kháng rầy, vệ sinh đồng ruộng, cấy thưa 25 - 35 khóm/m2, bón phân NPK cân đối.

Ngoài ra, cần bảo vệ và tăng cường hoạt động của các loài ký sinh thiên địch như tạo nơi cư trú, hạn chế sử dụng thuốc hóa học trong giai đoạn đầu của cây lúa.

Khi mật độ rầy khoảng 50 - 60 con/khóm, tương đương 1.500 con/m2 trở lên thì sử dụng thuốc đặc hiệu để phun trừ. Nếu mật độ cao cần phun 2 lần, lần 2 cách lần 1 từ 5 - 7 ngày.

Sử sụng một số loại thuốc có hoạt chất như:

- Hoạt chất Buprofezin: Thuộc nhóm điều tiết sinh trưởng, tác dụng tiếp xúc, vị độc, xông hơi yếu không lưu dẫn. Thuốc kiềm hãm tổng hợp Chitin cản trở quá trình lột xác của rầy non làm rầy non bị chết, thuốc không diệt được rầy trưởng thành nhưng làm hạn chế khả năng đẻ trứng của rầy, thuốc có thời gian duy trì hiệu lực kéo dài.

 Các tên thương mại là thuốc Butyl 10WP, Butyl 400SC, Encofezin 10WP... thường sử dụng cho giai đoạn rầy non mới nở, rầy tuổi nhỏ.

- Hoạt chất Thiamethoxam: Thuộc nhóm Neonicotinoid có tác động tiếp xúc, vị độc và lưu dẫn. Khi phun vào cây thuốc được hấp thu nhanh và có tính hướng ngọn, thuốc diệt trừ nhanh rầy non và rầy trưởng thành.

Các tên thương mại: Actara 25WDG, Amira 25WDG, Vithoxam 350SC... thường sử dụng phun ở thời kỳ sau trỗ, khi rầy phát sinh mật độ cao, rầy non và rầy trưởng thành nhiều.

Pha và phun thuốc theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì của nhà SX. Phun thuốc vào buổi chiều mát hoặc sáng sớm là thời điểm thích hợp.

Khi lúa đang trỗ bông, chỉ phun thuốc vào lúc chiều mát để không ảnh hưởng đến phơi màu của lúa.

Những ruộng lúa cao cây, ruộng lúa tốt, ruộng ở giai đoạn trỗ đòng trở đi, nên rẽ lúa thành các băng rộng khoảng 1 - 1,5 m, phun thuốc vào phần thân, gốc cây lúa và giữ mực nước ruộng từ 2 - 3 cm để đạt hiệu quả trừ rầy cao.


Có thể bạn quan tâm

Triệu Phú Nuôi Chim Cút Triệu Phú Nuôi Chim Cút

Với niềm đam mê nuôi chim chóc từ thuở còn để chỏm, cộng với tính ham học hỏi, anh Lê Hữu Dũng ở thôn Kim Đâu, xã Cam An, huyện Cam Lộ, Quảng Trị đã trở thành triệu phú từ nghề nuôi chim cút.

12/02/2011
Mô Hình Trồng Lạc Giống Mới Thâm Canh Năng Suất Cao Ở Quảng Ngãi Mô Hình Trồng Lạc Giống Mới Thâm Canh Năng Suất Cao Ở Quảng Ngãi

Vụ đông xuân 2011 - 2012, Trạm khuyến nông huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) đã xây dựng mô hình trồng lạc giống mới L14 thâm canh năng suất cao. Mô hình được thực hiện với quy mô 3 ha tại xứ đồng Tre, thôn Thọ Tây, xã Tịnh Thọ (Sơn Tịnh), với 35 hộ nông dân tham gia.

14/05/2012
Mô Hình Kinh Tế Hiệu Quả Tại Xã Vùng Cao Đồng Văn Mô Hình Kinh Tế Hiệu Quả Tại Xã Vùng Cao Đồng Văn

Từ một hộ nghèo ở xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu, Quảng Ninh, bằng sự chăm chỉ và mạnh dạn đi đầu trong việc chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, mô hình nuôi dê và lợn rừng của gia đình anh nông dân Lương Văn Say đã đem lại hiệu quả kinh tế cao

04/03/2011
Nông Dân Nam Đông Làm Giàu Nông Dân Nam Đông Làm Giàu

Năng động, biết tận dụng lợi thế đất đai để trồng rừng, chăn nuôi, nhiều ND ở huyện miền núi Nam Đông, Thừa Thiên - Huế đã làm giàu trên chính quê hương của mình.

15/05/2012
Xử Lý Ao Tôm Bệnh Đốm Trắng Và Bệnh Taura Khi Có Dịch Xử Lý Ao Tôm Bệnh Đốm Trắng Và Bệnh Taura Khi Có Dịch

Khi phát hiện ao nuôi có dấu hiệu bệnh đốm trắng, bệnh Taura hoặc tôm chết không rõ nguyên nhân thì người nuôi nhanh chóng đóng kín cửa cống, tuyệt đối không tự ý xả thải nước, tôm chết trong ao ra ngoài môi trường tự nhiên

05/06/2011