Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phòng trừ dịch hại trên cây hoa lily

Phòng trừ dịch hại trên cây hoa lily
Ngày đăng: 31/08/2015

Việc nhóm nghiên cứu của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh tìm ra phương cách phòng trừ dịch hại trên cây hoa lily, chủ yếu là bệnh thối ngọn là tin vui cho người trồng lily tại Quảng Nam.

Trên địa bàn tỉnh, lily được du nhập vào trồng từ năm 2005, tại một số nhà vườn ở các địa phương như Hội An, Tam Kỳ, Duy Xuyên, Núi Thành và bước đầu cho thu nhập cao. Mỗi năm, các làng hoa Tam Kỳ, Hội An và Duy Xuyên cung ứng ra thị trường khoảng 50.000 chậu lily.

Trước thị hiếu ngày càng cao, nhu cầu trồng lily tại các đô thị như Hội An, Tam Kỳ rất lớn. Song giống lily chỉ được trồng một vụ Tết Nguyên đán, với nhiều chủng loại có xuất xứ từ nước ngoài như Sorbonne, Concador, Belladona, Manisa, Lesotho, Tiber, Yelloween với các màu sắc hồng phấn, cam, trắng, vàng…

Tình trạng dịch bệnh xuất hiện cao trên đối tượng cây trồng này cũng bao phen khiến các chủ nhà vườn đau đầu tìm cách khắc phục. Có khoảng 10 loại dịch hại xảy ra trên hoa như: rệp muội, sâu xanh ăn lá, rầy đêm, sâu loa kèn, bệnh gù đầu (lở cổ rễ), bệnh đốm lá, bệnh thối lá, bệnh vàng lá, bệnh thối ngọn…

Trong đó, bệnh thối ngọn phát sinh và gây hại nặng trong những năm gần đây với tỷ lệ bệnh bình quân 20 - 30%, cục bộ có nơi 70 - 80%. Đối tượng bị gây hại nặng nhất là loài lily có màu hồng phấn, đã gây tổn thất nặng nề cho người trồng hoa trên địa bàn tỉnh.

Để tìm nguyên nhân gây bệnh thối ngọn và một số thành phần dịch hại khác trên cây, nhóm nghiên cứu Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh đã xây dựng hai vườn điều tra thành phần dịch hại tại hai cơ sở trồng hoa ở Tam Kỳ và Hội An. Việc nghiên cứu được tiến hành ở vụ đông xuân 2013-2014 và 2014-2015.

Hai vườn điều tra dịch hại này có quy mô mỗi vườn là 750 chậu hoa, và tổng số chậu triển khai 2 vụ là 3.000. Mỗi vườn đều bố trí mô hình thí nghiệm và mô hình đối chứng để đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển, mức độ gây hại, thành phần dịch hại trên cây lily. ThS. Nguyễn Văn Tân - Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu biện pháp phòng trừ bệnh hại trên cây hoa lily tại Quảng Nam” cho hay: “Chúng tôi đặc biệt chú trọng tìm nguyên nhân gây bệnh thối ngọn, là loại dịch hại chưa đoán được bệnh.

Tại mỗi vườn điều tra, chúng tôi xây dựng nhiều mô hình thí nghiệm khác nhau. Một mô hình sử dụng chế phẩm hữu cơ vi sinh Trichoderma xử lý đất trước khi trồng, kết hợp dùng thuốc trừ bệnh Carbenzim 50FL xử lý củ giống và phun lên cây khi bệnh xuất hiện. Một mô hình sử dụng chế phẩm sinh học Trichoderma xử lý đất trước, dùng thuốc Alilette 80 WP để xử lý giống củ và phun lên cây khi có bệnh xuất hiện. Mô hình thứ ba là mô hình đối chứng, không can thiệp”.

Qua khảo nghiệm, bệnh thối ngọn xuất hiện ở giai đoạn cây bắt đầu hình thành và phát triển nụ hoa. Biểu hiện của bệnh là mép các lá trên ngọn hơi co vào bên trong, sau vài ngày triệu chứng co lá giảm đi nhưng lá non có biểu hiện mất nước, lá mềm nhăn, sau đó xuất hiện những vết thâm nâu úng nước, đồng thời lá có những vết bạc màu, cháy khô. Trường hợp bệnh nặng, cây không có khả năng phục hồi và các lá nõn, nụ bị thối hoặc cháy khô, nụ rụng, hoa bị biến dạng. Phát sinh nặng ở thời kỳ hoa hình thành nụ hoa, 30-35 ngày sau trồng, chủ yếu trên một số giống Sorbonnne, Lesotho…

“So sánh 2 mô hình có sử dụng chế phẩm xử lý đất kết hợp thuốc bảo vệ thực vật nói trên với mô hình đối chứng, chúng tôi nhận thấy mức độ chênh lệch tỷ lệ dịch bệnh trên cây không cao, chứng tỏ yếu tố phát sinh dịch hại không ảnh hưởng gì tới vi sinh vật, mà do yếu tố sinh lý của cây trồng, tức cháy sinh lý do thiếu canxi. Chính yếu tố ẩm độ không khí cao, số giờ nắng ít, độ pH trong đất thấp… là những nguyên nhân thuận tiện phát sinh bệnh” - ông Tân nói thêm.

Nhóm nghiên cứu đã chuyển hướng bổ sung canxi và một số dinh dưỡng cho cây. Ba mô hình được tiếp tục triển khai. Một mô hình bón lót canxi và bón thúc khi cây trồng đạt 10 - 30 ngày tuổi với lượng bón 500g/1.000 chậu. Một mô hình bón lót và bón thúc canxi kết hợp phun chế phẩm Seaweed - rong biển 95% ở các thời kỳ 10 - 30 ngày với liều lượng 10g pha với 16-32 lít nước, phun ướt đều lá cây và một mô hình đối chứng.

Qua khảo sát, thời kỳ dịch bệnh gây hại ở mức độ cao nhất, ở hai mô hình có bón bổ sung canxi đều có tỷ lệ dịch bệnh thấp hơn so với mô hình đối chứng với tỷ lệ phát sinh dịch hại tương ứng là 39%, 33,3% và 59%. Ở thời kỳ dịch bệnh đạt tới cực điểm, cây có xu hướng ổn định trở lại thì cây trồng ở hai mô hình bón canxi có tỷ lệ phục hồi cao hơn so với mô hình đối chứng với tỷ lệ tương ứng là 17,78%, 16,67% và 27,78%.

“So sánh trên hai mô hình bón bổ sung canxi đơn thuần với mô hình bón bổ sung canxi kết hợp phun chế phẩm Seaweed - rong biển 95%, mô hình bón bổ sung canxi kết hợp phun chế phẩm có tỷ lệ dịch bệnh giảm hẳn, khả năng cây phục hồi lại cao hơn. Chúng tôi đã tìm ra được công thức bón bổ sung canxi cho cây trồng với tỷ lệ 500g/1.000 chậu. Điều đáng nói là không những hạn chế dịch bệnh, việc bón canxi còn góp phần thay đổi độ pH đất từ 4,54 lên 5,47%, có tác dụng cải tạo đất” - ThS.Nguyễn Văn Tân chia sẻ.


Có thể bạn quan tâm

Nâng Cao Chất Lượng Bình Tuyển Giống Cây Ăn Quả Đặc Sản Nâng Cao Chất Lượng Bình Tuyển Giống Cây Ăn Quả Đặc Sản

Hà Nội có nhiều loại trái cây đặc sản như cam Canh, bưởi Diễn, nhãn muộn Đại Thành, thanh long ruột đỏ... Hiện có nhiều tổ chức, cá nhân từ các tỉnh, thành phố tìm đến Thủ đô mua các loại giống cây ăn quả để phát triển ở địa phương. Thành phố đang đẩy mạnh công tác bình tuyển cây đầu dòng, đáp ứng nhu cầu phát triển vùng cây ăn quả của Thủ đô và cung cấp cho thị trường các tỉnh.

25/12/2013
Mủ Cao Su Sụt Giảm Về Giá Và Sản Lượng Mủ Cao Su Sụt Giảm Về Giá Và Sản Lượng

Trên địa bàn Tây Nguyên hiện có 7 doanh nghiệp chuyên trồng và chế biến mủ cao su thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam. Do thời tiết trong quý III năm nay không thuận, mưa nhiều nên một số diện tích cao su bị rụng lá, ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, sản lượng mủ cao su.

03/12/2013
Triển Vọng Từ Vùng Sản Xuất Lúa Chất Lượng Cao Triển Vọng Từ Vùng Sản Xuất Lúa Chất Lượng Cao

Ba năm qua (2010 - 2013), TP. Hà Nội đã xây dựng được 109 mô hình cánh đồng mẫu lớn, vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao tại 12 huyện ngoại thành với quy mô 18.670ha, trên 127.000 hộ tham gia sản xuất.

25/12/2013
Cần Lời Giải Cho Phát Triển Cây Nha Đam Cần Lời Giải Cho Phát Triển Cây Nha Đam

Được biết, cây nha đam bắt đầu được trồng ở tỉnh từ khoảng năm 2002. Đến nay, tổng diện tích nha đam toàn tỉnh trên 260 ha, tập trung chủ yếu ở 2 phường Văn Hải và Mỹ Bình (Tp.Phan Rang-Tháp Chàm).

03/12/2013
Rau Trái Vụ Ở Ngoại Thành Hà Nội Hướng Sản Xuất Mới Rau Trái Vụ Ở Ngoại Thành Hà Nội Hướng Sản Xuất Mới

Nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, nâng cao thu nhập cho nông dân và ứng phó với diễn biến phức tạp của thời tiết, Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Hà Nội đã triển khai thí điểm trồng rau trái vụ tại một số huyện ngoại thành. Các mô hình bước đầu mang lại hiệu quả cao, mở ra hướng sản xuất mới, giúp các địa phương hoàn thành nhiều tiêu chí nông thôn mới.

25/12/2013