Nông Dân Bến Tre Thu Lãi Cao Từ Cây Cacao
Cacao tươi đạt chứng nhận UTZ đã lên giá 6.000 đồng/kg giúp người nông dân thu lãi trên 80 triệu đồng/ha.
Sau một thời gian dài giá giảm mạnh, nông dân Bến Tre đổ xô đốn bỏ cây ca cao, đến nay, đầu ra của loại cây này rất ổn định, giá cao. Đặc biệt, những khu vườn được cấp chứng nhận UTZ cho thu nhập cao hơn cả cây dừa - cây trồng chính của các nhà vườn Bến Tre.
Theo Sở NN&PTNT Bến Tre, hiện địa phương có gần 5.000 ha cacao, chủ yếu được trồng xen trong vườn dừa; giảm gần một nửa so với đầu năm 2013. Nguyên nhân do trước đây giá cacao quá thấp, khiến nông dân ồ ạt đốn bỏ để chuyển đổi cây trồng mới như bưởi da xanh, cam, chanh...
Tuy nhiên vài tháng trở lại đây, giá cacao luôn ổn định ở mức từ 4.500 đồng đến 5.000đồng/kg đối với trái tươi, khiến nông dân rất phấn khởi. Đặc biệt gần 1 tuần nay giá tăng lên 6.000đ/kg đối với trái cacao tươi đạt chứng nhận UTZ. Với mức giá này mỗi ha nông dân thu lãi trên 80 triệu đồng/ha, cao hơn cả cây dừa.
Bến Tre hiện có hơn 1.000 ha diện tích ca cao được cấp chứng nhận UTZ, cao nhất nước. Đây là chứng nhận chất lượng của sản phẩm nông nghiệp dành cho cây cà phê, cacao, trà và dầu cọ được áp dụng trên phạm vi toàn cầu.
Ông Diệp Kinh Luận, một nông dân ở xã Long Thới, huyện Chợ Lách, người có nhiều năm gắn bó với cây cacao cho biết, cacao có được chứng nhận UTZ sẽ rất có lợi, nhất là khi sản phẩm đạt mức giá cao sẽ mang tính bền vững. Hồi mới trồng, cacao chỉ đạt 1.500đồng/kg nay đã tăng giá lên 6.000 đồng/kg trái tươi, do đó nhiều gia đình sẽ giữ lại cây trồng này, không đốn hạ như trước.
Có thể bạn quan tâm
Ở huyện miền núi Hương Khê, những ngày này, các xã Phú Phong và Phúc Trạch - 2 địa phương đăng ký về đích nông thôn mới (NTM) năm 2015 đang khẩn trương, ráo riết hoàn tất những phần việc còn dang dở...
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh yêu cầu việc huy động đóng góp xây dựng nông thôn mới (NTM) của người dân phải được bàn bạc dân chủ; phải được sự đồng tình và nhất trí của người dân. Tuyệt đối không được yêu cầu dân đóng góp bắt buộc, quá sức dân.
Truy xuất nguồn gốc có ý nghĩa rất quan trọng đối với người nuôi tôm nhằm xác định mua giống đúng địa chỉ, đảm bảo chất lượng, kiểm soát dịch bệnh. Đây là một trong những yếu tố quyết định 50% thành bại của vụ nuôi.
Theo thông lệ đàm phán thương mại quốc tế, một hiệp định sẽ chỉ được công bố sau khi các Bên tham gia đàm phán đã hoàn tất thủ tục rà soát pháp lý.
Tại hội nghị bàn biện pháp tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, tiêu thụ chè trên địa bàn do UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức ngày 3.11 tại TP.Bảo Lộc, một trong các giải pháp được nêu ra là phải liên kết để cứu ngành chè.