Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phòng, Trừ Bệnh Xuất Huyết Cho Cá Chép

Phòng, Trừ Bệnh Xuất Huyết Cho Cá Chép
Ngày đăng: 22/08/2013

Triệu chứng bệnh: Dưới lớp vảy cá ở phần bụng, phần đuôi và vây cá bị xung huyết chuyển sang màu hồng. Cá mắc bệnh nổi lên gần tầng nước lạnh hoặc mặt nước, tụ thành bầy đàn, tốc độ bơi giảm dần và chết. Bệnh xuất huyết ở cá chép có một số dạng:

Bệnh bại huyết: Cá bệnh bề ngoài trông bình thường hoặc phía dưới lớp vảy ở vùng bụng bị xung huyết chuyển thành màu hồng, khi giải phẫu cá mắc bệnh thấy bên trong ứa ra máu loãng, các nội tạng có những đốm tụ huyết. Loại bệnh này do vi khuẩn Aeromonas gây nên.

Bệnh xuất huyết mang cá: Các tơ ở mang cá bị sưng lên, toàn bộ tơ mang cá xuất hiện nhọt động mạch, màu sắc tơ mang cá bị nhạt đi, khi bệnh đã nặng dịch huyết có màu như màu cà phê, ngay cả khi nồng độ ô-xy hòa tan trong ao nuôi cá đầy đủ vẫn thấy xuất hiện hiện tượng cá nổi đầu lên mặt nước.

Bệnh xuất huyết tính lặn: Khi cá mắc bệnh mới nổi lên mặt nước thì màu sắc vẫn bình thường, chất nhầy trên cơ thể rất ít, sau khi bắt nuôi trong hồ lưới từ 2-3 giờ, cơ thể cá xuất hiện hiện tượng xung huyết, trong đó một bộ phận nhỏ hàm trên của cá chuyển sang màu hồng, khoảng 7 tiếng sau thì cá chết. Giải phẫu cá bệnh thấy trong gan cá có mỡ, gan to. Nguyên nhân gây ra loại bệnh này là do cho cá ăn thức ăn có hàm lượng protein cao trong một thời gian dài.

Bệnh xuất huyết tính trội: Cá mắc bệnh bị xung huyết ở dưới vảy bụng, phần đuôi cá và mang cá; vây đuôi, vây lưng có màu hồng như máu. Khi giải phẫu cá bệnh thấy gan cá và túi mật sưng to, sắc nhạt. Nguyên nhân gây bệnh giống nguyên nhân gây bệnh xuất huyết tính lặn.

Cách  phòng và điều trị bệnh:

- Cải thiện môi trường nước: Ngăn bờ và thay nước, định kỳ rắc bột vôi sống để tẩy trùng.

- Rắc muối: 5 phút trước mỗi lần cho ăn, rắc khoanh vùng nơi cá ăn khoảng 3-4 kg muối ăn, mỗi ngày 1-2 lần.

- Tiêu độc cho cá: Lúc thả cá giống, tốt nhất nên dùng muối ăn và thuốc muối bột nở (Bicarbonate) tỷ lệ 3:2 hòa tan trong nước rồi ngâm cá giống trong dung dịch đó từ 5-10 phút.


Có thể bạn quan tâm

Hoà Mỹ Phát Triển Mô Hình Tôm Lúa Hoà Mỹ Phát Triển Mô Hình Tôm Lúa

Từ sau chuyển dịch cơ cấu sản xuất năm 2001, nông dân xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước (Cà Mau) thực hiện mô hình lúa - tôm kết hợp mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Qua thời gian “con tôm ôm cây lúa” đã chứng minh hướng đi đúng đắn trên bước đường chuyển dịch sản xuất.

02/02/2014
Yên Thế Xây Dựng Thương Hiệu “Chè Sạch” Yên Thế Xây Dựng Thương Hiệu “Chè Sạch”

Chè là một trong 6 cây trồng chủ lực nằm trong định hướng phát triển nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng của huyện Yên Thế (Bắc Giang). Những năm gần đây, huyện đã từng bước mở rộng diện tích, chú trọng xây dựng thương hiệu “chè sạch”.

02/02/2014
Thời Tiết Thuận Lợi Cho Gieo Cấy Lúa Xuân Thời Tiết Thuận Lợi Cho Gieo Cấy Lúa Xuân

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, Tính đến ngày 15/1, cả nước đã gieo cấy được 1.927.600 ha lúa Đông Xuân, bằng 99,2% cùng kỳ năm trước.

02/02/2014
Tạo Giống Bưởi Không Hạt Đạt Chuẩn Quốc Tế Bằng Chiếu Xạ Năng Lượng Hạt Nhân Tạo Giống Bưởi Không Hạt Đạt Chuẩn Quốc Tế Bằng Chiếu Xạ Năng Lượng Hạt Nhân

Sau 6 năm nghiên cứu, đưa 1 ngàn cành bưởi đường lá cam lên lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt để chiếu xạ và ghép cành vào 1 ngàn cây bưởi Tân Triều, các nhà khoa học đã tạo ra 3 giống bưởi không hạt. Đó là những kết quả ban đầu trong việc ứng dụng công nghệ chiếu xạ năng lượng hạt nhân để tạo ra giống bưởi đạt chuẩn quốc tế.

28/11/2013
Hiệu Quả Của Đề Án Sạ Lúa Trên Đất Nhiễm Phèn Hiệu Quả Của Đề Án Sạ Lúa Trên Đất Nhiễm Phèn

Sau 2 năm thực hiện đề án sạ lúa trên đất nhiễm phèn ở một số xã của huyện Trần Văn Thời (Cà Mau), hiệu quả đạt được cho thấy khá khả quan. Đây là đề án do Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện làm chủ, Sở Khoa học và Công nghệ hỗ trợ về khoa học - kỹ thuật.

02/02/2014