Phòng, Trị Côn Trùng Ký Sinh Trên Da Trâu Bò
Phòng bệnh: Tăng cường nuôi dưỡng, chăm sóc trâu bò, bê, nghé. Tắm cọ thường xuyên, nhốt riêng gia súc bị rận, ghẻ, ve.
- Phát quang đồng cỏ quá rậm rạp, thực hiện việc đốt đồng cỏ trước mùa mưa, luân canh đất canh tác có tác dụng diệt ve, tiêu nưới để trừ ruồi trâu, các chất độn chuồng đem đốt, phân đem ủ kỹ đúng kỹ thuật có tác dụng diệt ghẻ và ấu trùng ruồi mòng.
Trị bệnh: Biện pháp cơ giới đơn giản nhất đối với ruồi trâu và mòng là đập chết.
- Dùng hoá chất: Thuốc bôi, tắm, phun... Có thể dùng một trong các loại thuốc sau để tiêu diệt các động vật chân đốt ký sinh ngoài da gia súc như: Dipterex; Pyrethroids tổng hợp; Permethrin; Cypermethrin; Spinosad; Amitraz... (Cách sử dụng từng loại thuốc trên theo hướng dẫn của nhà sản xuất).
* Thuốc tiêm:
- Dùng Ivermectin tiêm dưới da với liều 0,2 mg/kg thể trọng, tiêm trong 2-3ngày liền và tiêm nhắc lại sau 10 ngày để diệt nội, ngoại ký sinh trùng gia súc.
* Dùng thuốc nam:
Các loại hạt có chất độc để diệt ghẻ như: Hạt thàn mát, hạt máu chó, hạt củ đậu, giã nhỏ hoà với dầu ăn bôi lên chỗ ghẻ của gia súc. Sau 9 ngày bôi lại lần 2 diệt những con ghẻ mới nở.
- Dùng lá cây thuốc lá diệt rận: 50 gram giã nhỏ cho 1 lít nước, cắt gọt lông gia súc, xát thuốc ngâm lá thuốc lá lên trên da gia súc mắc bệnh.
Có thể bạn quan tâm
Ốc len hay còn gọi là linh hoa (tên khoa học Cerithidea obtusa) sống tự nhiên ở những khu rừng ngập mặn hay các bãi bồi ven biển, là loại đặc sản quý có giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nuôi ốc len cho thu nhập không cao bằng một số loài thủy sản khác như tôm sú, cua biển, sò huyết... nhưng có ưu thế là phù hợp điều kiện của hộ nghèo, nhất là hộ đang nhận giao khoán chăm sóc và bảo vệ rừng.
Thời gian qua, nghề khai thác thủy sản ven bờ bằng các phương tiện nhỏ phát triển quá mức, mang tính tận diệt… làm nguồn lợi thủy sản tự nhiên bị cạn kiệt. Trước thực trạng đó, nhiều tổ đồng quản lý nghề cá ven bờ đã được xây dựng tại huyện Tuy An (Phú Yên) nhằm góp phần bảo vệ và phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản ven bờ.
Dù bài học về vụ nuôi cá sấu khiến cho nhiều người nông dân ở Cà Mau và Bạc Liêu trắng tay cách đây chưa lâu, nhưng trước tình trạng người dân Đồng bằng sông Cửu Long ồ ạt nuôi trở lại khiến cho ngành chức năng lo lắng cảnh cũ lại tái diễn.
Đến thời điểm này, nông dân tỉnh Hậu Giang đã thả nuôi thủy sản trên ruộng lúa được hơn 1.303ha, đạt gần 35% kế hoạch. Trong đó, cá - ruộng 1.299ha, tôm càng xanh - ruộng 4,4ha, tập trung ở các huyện: Phụng Hiệp, Long Mỹ, Châu Thành A, Vị Thủy và thành phố Vị Thanh.
Sáu tháng đầu năm 2015, diện tích nuôi cá tra của ĐBSCL ước đạt 5.795 ha, giảm 3,7% so với cùng kỳ năm trước. Theo đánh giá của Bộ NN và PTNT, quý I và II, ngành nuôi cá tra gặp nhiều khó khăn do XK giảm, nắng nóng kéo dài gây dịch bệnh lên cá, đồng thời giá cá không ổn định khiến người nuôi cân nhắc kỹ hơn trước mỗi vụ nuôi. Do đó diện tích nuôi cá tra của một số địa phương có xu hướng giảm như: Hậu Giang (giảm 24,2%), Tiền Giang (giảm 26%), Bến Tre (giảm 23,9%).