Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi lợn (Heo)

Phòng trị bệnh dịch tả lợn

Phòng trị bệnh dịch tả lợn
Tác giả: Nguyễn Nhung
Ngày đăng: 25/03/2019

"Khi thấy lợn có triệu chứng của bệnh dịch tả, phải nhanh chóng cách ly ra khu vực riêng và báo ngay cho thú y hoặc chính quyền địa phương để được hướng dẫn biện pháp xử lý thích hợp."

Dịch tả là một trong số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở lợn, gây nhiều thiệt hại về kinh tế. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi của lợn, gây tỷ lệ chết cao nếu không xử lý kịp thời và đúng cách.

Cần thường xuyên vệ sinh truồng trại - Ảnh: Trần Việt

Nguyên nhân gây bệnh

Dịch tả lợn do một loại virus Pestivirus, họ Flaviridae, nhóm Pestisvirrus gây nên. Khi xâm nhập vào cơ thể lợn, virus có thể tồn tại và phát triển ở tất cả các tổ chức mô và các cơ quan của lợn. Virus được đào thải ra ngoài môi trường qua dịch bài tiết nước tiểu, sữa, nước bọt và phân… Ở ngoài tự nhiên, khi nhiệt độ dưới 300C, virus sống và gây độc lực trong nhiều ngày nhưng dưới ánh sáng trực tiếp của mặt trời thì chúng tồn tại không quá 10 giờ.

Bệnh có thể xảy ra quanh năm, đặc biệt vào những lúc giao mùa và mùa rét. Nguồn bệnh nguy hiểm nhất là lợn ốm và lợn chết do dịch tả. Mầm bệnh có thể lây lan qua nhiều đường khác nhau như chất thải, máng ăn, hô hấp, qua tiếp xúc trực tiếp… hoặc từ lợn nái sang bào thai, hoặc từ lợn mẹ qua sữa lây sang lợn con. Bệnh có tính dịch cao, lây nhanh.

Triệu chứng

Thời gian ủ bệnh 2 - 8 ngày hoặc có thể dài hơn tùy thuộc vào độc lực của virus và sức đề kháng của con vật. Rất ít khi kéo dài quá 12 ngày. Bệnh có thể xuất hiện ở các thể sau:

Thể quá cấp: Lợn đang khỏe bỗng nhiên ủ rũ, bỏ ăn, sốt cao 41 - 430C. Ở chỗ da mỏng như: bẹn, bụng có những nốt đỏ sau chuyển màu tím. Bệnh tiến triển 1 - 2 ngày con vật giãy giụa rồi chết, tỷ lệ chết tới 100%. Thể này thường thấy ở lợn con, lợn con có thể chết mà không biểu hiện triệu chứng lâm sàng.

Thể cấp tính: Triệu chứng bệnh giống như thể quá cấp nhưng nhẹ hơn. Lợn chậm chạp, nằm đè lên nhau, kém ăn rồi bỏ ăn, thân nhiệt tăng dần từ 390C đến 41 - 420C. Sau 1 - 3 ngày, khi thân nhiệt đạt 40,5 - 410C, lợn tìm chỗ nằm, run rẩy, khó thở, chân bị co cứng. Mắt lợn viêm đỏ. Lợn ho, khó thở, rối loạn tiêu hóa. Niêm mạc miệng, môi, chân răng, gốc lưỡi có những vết loét. Chỗ da mỏng ở bẹn, tai, mõm, bụng có những nốt xuất huyết nhỏ. Lợn có biểu hiện co giật, có khi bị bại liệt 2 chân sau. Bệnh tiến triển 8 - 15 ngày rồi chết.

Thể mãn tính: Lợn mắc bệnh ở thể cấp tính lâu ngày không khỏi chuyển sang thể mãn tính, thường thấy ở lợn 2 - 3 tháng tuổi. Lợn bị rối loạn tiêu hóa, ho, khó thở. Các nốt xuất huyết ở bẹn, tai, mũi, bụng, sườn, lưng chuyển từ màu đỏ sang tím sau đó da bị tróc từng mảng như bánh đa. Bệnh tiến triển 1 - 2 tháng làm lợn gầy yếu, chết do kiệt sức.

Phòng và trị bệnh

Phòng bệnh: Tiến hành các biện pháp phòng bệnh tổng hợp như xây dựng chuồng trại cao ráo, thường xuyên vệ sinh chuồng trại, không để đọng nước. Bố trí hố sát trùng trước cửa chuồng. Định kỳ tiêu độc, khử trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi bằng vôi bột hoặc các loại hóa chất sát trùng như Benkocid, Han-iodine, Virkon... khi không có dịch thực hiện 1 lần/tuần, khi có dịch 2 lần/tuần. Sau mỗi đợt nuôi phải tiến hành tổng vệ sinh chuồng trại, sau đó phun thuốc sát trùng toàn bộ tường, trần, nền chuồng. Dùng nước vôi 10% quét nền và tường chuồng. Để trống chuồng ít nhất 2 tuần trước khi nhập nuôi lứa mới.

Chọn lợn giống khỏe mạnh, đã được kiểm dịch, nuôi cách ly để theo dõi 10 - 15 ngày.

Sử dụng vaccine Dịch tả lợn nhược độc đông khô chủng C cho tất cả các loại lợn từ 45 ngày tuổi trở lên, trường hợp tiêm sớm hơn (21 - 30 ngày tuổi) phải tiêm nhắc lại mũi 2 sau mũi 1 từ 3 - 4 tuần, sau đó cứ 6 tháng tiêm nhắc lại.

Cho vật nuôi ăn, uống đầy đủ, đúng khẩu phần đảm bảo chất lượng. Thường xuyên bổ sung vitamin, điện giải, men tiêu hoá để nâng cao sức đề kháng cho đàn vật nuôi.

Hiện bệnh dịch tả vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

 


Có thể bạn quan tâm

Cách Phòng Và Điều Trị Bệnh Lở Mồm Long Móng Ở Lợn Cách Phòng Và Điều Trị Bệnh Lở Mồm Long Móng Ở Lợn

Bệnh lở mồm long móng là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây lan rất nhanh và rất mạnh, rộng cho nhiều loài gia súc, loài nhai lại, lợn và người.

30/08/2013
Cách Điều Trị Bệnh Tiêu Chảy Cấp Ở Lợn Con Cách Điều Trị Bệnh Tiêu Chảy Cấp Ở Lợn Con

Mầm bệnh có nhiều trong phân, ruột non. Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường ăn uống. Khi lợn mắc bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng như: Kém bú, nôn ra sữa (lợn tiêu chảy nặng). Lợn gầy, thích nằm trồng lên nhau, đặc biệt thích nằm trên bụng mẹ

30/08/2013
Hội Trứng Tiêu Chảy Ở Dê Nguyên Nhân Và Cách Phòng Trị Hội Trứng Tiêu Chảy Ở Dê Nguyên Nhân Và Cách Phòng Trị

Tỷ lệ mắc bệnh này trong đàn thường tăng cao khi nuôi dê con thâm canh trong điều kiện chật chội và vệ sinh kém, hoặc nuôi dê quảng canh trong môi trường quá nóng hoặc quá lạnh và ẩm thấp; Sử dụng thức ăn thay thế sữa kém chất lượng, thay đổi chế độ ăn và loại thức ăn đột ngột, thiếu sữa đầu.

24/08/2013
Kỹ Thuật Nuôi Heo Rừng Thuần Chủng Kỹ Thuật Nuôi Heo Rừng Thuần Chủng

Heo rừng là giống heo hoang dã đang được thuần hóa ở Thái Lan, Việt Nam. Heo rừng, thường có hai nhóm giống: Nhóm giống mặt dài và nhóm giống mặt ngắn.

28/08/2013
Quy Trình Xây Dựng Chuồng Trại Cho Chăn Nuôi Lợn Nái Giống Và Lợn Nái Ngoại Quy Trình Xây Dựng Chuồng Trại Cho Chăn Nuôi Lợn Nái Giống Và Lợn Nái Ngoại

Cũi đẻ cho lợn nái nhằm cách ly với nền chuồng, giảm hao hụt lợn con do bị đè, giảm tỉ lệ mắc bệnh đường ruột trước khi cai sữa, nâng cao số con sống trên ổ lúc cai sữa. Cũi úm cho lợn con sau cai sữa, để nuôi lợn con sau cai sữa (từ 30-60/75 ngày tuổi) đạt tỉ lệ sống cao, tăng trưởng nhanh.

28/08/2013
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.