Phòng Trị Bệnh Cho Cá Rô Đồng
Hiện nay, phong trào nuôi cá rô đồng ở ĐBSCL phát triển khá mạnh, cá rô đồng có chất lượng thịt cao nên bán rất có giá và đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với nuôi các loại cá khác.
Hầu hết người nuôi cá đều sử dụng thức ăn công nghiệp để nuôi cá và nuôi với mật số rất dày. Điều này làm cho nguồn nước nuôi bị ô nhiễm và dễ phát sinh dịch bệnh gây hại cho cá. Xin giới thiệu một vài loại bệnh thường xảy ra khi nuôi cá rô đồng và cách điều trị.
1. Bệnh nấm nhớt
Tác nhân gây bệnh là nấm thủy mi gây ra, nấm bám vào cơ thể cá thành từng mảng trắng giống như bông gòn nên người nuôi cá hay gọi bệnh này là bệnh bọ gòn, nấm da, mốc nước. Nguyên nhân gây ra bệnh chủ yếu do tiết trời thay đổi và môi trường nước ao nuôi cá bị ô nhiễm, tạo điều kiện cho nấm thủy mi hiện có trong nước sinh sôi phát triển. Do môi trường thay đổi làm cá ít ăn nên cơ thể suy yếu, sức đề kháng giảm càng làm cho bệnh trên cá phát triển mạnh.
Nấm bám vào cơ thể hút máu và sinh trưởng rất nhanh, nhất là khi cá bị nhiều vết thương. Cá bị bệnh yếu ớt, bỏ ăn, bơi lội lờ đờ và chết sau vài ngày. Trong trường hợp ao nuôi bị nhiễm bệnh trầm trọng sẽ làm giảm sút rất nhiều đến sản lượng cá.
Để trị bệnh này, có thể dùng nước muối 2-3% tắm cá trong 10 phút hoặc dùng vôi để khử trùng nước ao. Hoặc dùng sản phẩm hữu cơ Cenplex Cu để trị bệnh cho cá cũng rất hiệu quả. Cách sử dụng Cenplex Cu như sau: cần tát cạn nước ao (do cá rô đồng có cơ quan hô hấp phụ nên không sợ cá bị ngạt thở) để tăng hiệu quả của thuốc và để đỡ hao thuốc.
Dùng 100gr Cenplex Cu hoà tan trong 10 lít nước sạch tạt đều trên diện tích 100m2 ao, để cá có thể tiếp xúc trực tiếp với thuốc. Cũng có thể sử dụng liều 200gr Cenplex Cu pha với 20 lít nước cho 100m2 ao vẫn không gây độc cho cá. Sau 1-2 giờ, bơm thêm nước mới vào ao như mức nước ban đầu. Xử lý mỗi ngày 1 lần cho đến khi cá khỏi bệnh
Để phòng bệnh nấm thủy mi, ao ương nuôi phải được tẩy dọn kỹ sau mỗi vụ nuôi. Khi cá bị xây xát cần phải tắm muối trước khi thả nuôi.
2. Bệnh lở loét
Ngoài cá rô đồng thì bệnh còn xuất hiện ở cá lóc, cá trê, lươn… Trên thân cá xuất hiện các đốm đỏ, viêm loét quan sát bằng mắt thường cũng thấy một loại ký sinh trùng cắm vào thân cá, chiều dài của trùng 10 - 20 mm. Loài trùng này trông giống chiếc mỏ neo nên gọi là trùng mỏ neo.
Những dấu hiệu đầu tiên là cá ít ăn hoặc bỏ ăn, hoạt động lờ đờ, bơi nhô đầu lên mặt nước, da cá xẫm lại, có vết mòn màu xám hoặc các đốm đỏ phát triển ở đầu, thân, các vây và đuôi. Những vết loét dần dần lan rộng thành những vết loét rộng, vẩy rụng, xuất huyết và viêm. Những con cá bệnh nặng các vết loét lõm sâu tới xương. Giải phẫu các cơ quan nội tạng hầu như không biến đổi.
Cách phòng trị :
+ Dùng vôi tạt xuống ao với liều lượng 2 kg/100m3 , 2 tuần 1 lần.
+ Hoặc dùng muối ăn với liều lượng 2 - 3% tắm cho cá 5 - 15 phút.
+ Hoặc dùng thuốc tím với liều lượng 10 g/m3 tắm cho cá trong thời gian 10 - 30 phút.
+ Dùng kháng sinh có chứa Oxytetracyline, trộn vào thức ăn cho cá ăn liên tục 5 ngày.
Có thể bạn quan tâm
Cá rô đồng là loại cá được nhiều người ưa chuộng vì thịt ngọt thơm. Loài cá này dễ nuôi, nhất là ở trong ao đất cá phát triển rất nhanh.
Cá rô đầu vuông có kích thước lớn gấp nhiều lần so với cá rô đồng bình thường, loài cá này nhanh lớn nên cho năng suất cao.
Nuôi cá rô đồng thâm canh mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, được thị trường ưa chuộng và có giá bán tốt. Trong đó, khâu sản xuất giống đóng vai trò quan trọng
Cá rô phi, điêu hồng là loài cá nhập nội, có đặc tính mắn đẻ, chu kỳ đẻ khoảng 25-30 ngày, mỗi năm đẻ từ 9-11 lứa, mỗi con cá cái có thể đẻ từ vài trăm
Men vi sinh được sử dụng ở dạng bột, có tác dụng bổ sung nguồn vi sinh có lợi trong nước nuôi, từ đó giúp nước ao duy trì chất lượng ổn định