Hồ Tiêu Chết Hàng Loạt Ở Quảng Trị

Hồ tiêu Quảng Trị có thương hiệu bởi chất lượng, nhưng thứ cây truyền thống hiệu quả kinh tế cao này đang thối gốc, héo lá rồi chết hàng loạt khiến người làm vườn như ngồi trên đống lửa vì không có cách chữa trị.
Quảng Trị hiện có trên 2.500 ha hồ tiêu, trồng tập trung ở 4 huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ và Hướng Hóa. Năng suất bình quân 1,5 tấn/ha, giá 100.000 đồng/kg hạt tiêu khô nên trồng cây hồ tiêu lãi ròng gấp hàng chục lần so với các loại cây trồng khác trên cùng diện tích. Vậy mà giờ đây, người làm vườn lâm vào tình cảnh mất ăn, mất ngủ vì cây hồ tiêu chết hàng loạt. Theo trạm bảo vệ thực vật huyện Vĩnh Linh, 2/3 trong tổng số 850ha cây hồ tiêu giai đoạn thu hoạch tại địa phương đang chết dần do nhiễm bệnh thối gốc, tuyến trùng rễ, đốm lá, thán thư, vàng lá chết nhanh, vàng lá... Nguyên nhân, vào mùa mưa, các loại vi rút gây bệnh trên cây hồ tiêu sinh sôi và nằm trong đất chờ thời tiết nắng ấm bất thường thì chúng phát sinh bệnh nặng.
Chỉ vào những trụ cây hồ tiêu đã chết hẳn và những trụ dấu hiệu nhiễm bệnh, ông Lê Quang (thôn Liên Công Tây, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh) than thở: “Kinh nghiệm hàng chục năm trồng loại nông sản này, tôi có thể cảm nhận được mỗi ngày mỗi dây tiêu cao thêm được bao nhiêu phân, ra thêm bao nhiêu lá. Chưa bao giờ thấy tiêu chết nhiều và nhanh như thời gian vừa qua. Vườn nhà tôi bị chết hơn 20% số trụ. Đó là chưa kể số trụ phát hiện bệnh kịp thời, đã ra sức bơm thuốc theo hướng dẫn của trạm bảo vệ thực vật… Một sào tiêu từ khi gieo hạt đến lúc thu hoạch tốn không biết bao nhiêu tiền của và mồ hôi nước mắt. Mọi chi tiêu trong gia đình ngóng cả vào vườn tiêu nay cây héo vàng chết dần… Không biết rồi đây lấy gì mà nuôi con ăn học”.
Tại các xã Vĩnh Thành, Vĩnh Hòa, Vĩnh Hiền, Vĩnh Nam (huyện Vĩnh Linh) nhiều người làm vườn loay hoay tìm cách cứu những trụ hồ tiêu nhiễm bệnh. UBND huyện Vĩnh Linh đã chỉ đạo các địa phương và bà con nông dân tích cực phun các loại thuốc đặc trị theo hướng dẫn của trạm bảo vệ thực vật. Bên cạnh đó, các hộ gia đình cần tăng cường công tác vệ sinh vườn tiêu, đảm bảo thoát nước tốt, bổ sung thêm các loại phân bón qua lá để tăng khả năng chống chịu cho cây hồ tiêu; thường xuyên theo dõi diễn biến của các loại dịch bệnh để chủ động phòng chống một cách hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm

Thị phần xuất khẩu cá tra Việt Nam chiếm 97% thị trường thế giới nhưng 3 năm nay, giá xuất khẩu bình quân giảm, hàng loạt doanh nghiệp, người nuôi liên tục thua lỗ và phá sản.

Ngành cá tra từng có giai đoạn phát triển mạnh đến khó tin, mỗi hecta có thể đạt cả chục tỷ đồng và đem lại hàng tỷ USD kim ngạch xuất khẩu mỗi năm. Thế nhưng thời “dễ nuôi, dễ ăn” đã nhanh chóng đi qua sau hàng loạt “đợt bão”: giá cá sụt giảm sâu, giá thức ăn tăng, khó tiếp cận vốn vay ngân hàng…

Trong khi các hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm đang tìm mọi cách để hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường từ chất thải của vật nuôi thì người dân xã Yên Hòa (Yên Mỹ - Hưng Yên) đã và đang áp dụng thành công mô hình xử lý chất thải chăn nuôi bằng đệm lót sinh học, giúp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí và hạn chế dịch bệnh, mở ra hướng phát triển chăn nuôi bền vững.

Người dân huyện Cư Jút (Đắk Nông) đã gây nuôi thành công cá lăng đuôi đỏ, một loại đặc sản của dòng sông Sêrêpôk, mở ra hướng phát triển kinh tế mới.

Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh Lâm Đồng và Trung tâm Nông nghiệp huyện Đạ Huoai đã thử nghiệm thành công nhiều giải pháp diệt trừ tình trạng sùng trắng (ấu trùng của bọ hung) hoành hành phá hoại cây trồng, gây thiệt hại cho nhà vườn tại huyện Đạ Huoai trong nhiều năm qua.