Phong phú nguồn lợi thủy sản mùa nước nổi

Các loại cá nước ngọt được khai thác từ sông Hậu luôn được ưa chuộng và có giá khá cao tại các chợ, như cá lóc, cá trèn, cá kết, cá chốt… với giá dao động từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng mỗi ký.
Đặc biệt, vào những ngày đầu tháng Bảy âm lịch, đã thấy xuất hiện cá linh non – một loại đặc sản nổi tiếng của vùng đầu nguồn An Giang. Chị Tư, một tiểu thương ở chợ Châu Đốc cho hay, tuy giá cá linh non đầu mùa khá cao, 150.000 đồng/kg, nhưng vẫn không đủ bán, do được các nhà hàng đặt trước để phục vụ khách du lịch.
Đối với địa bàn mà ngành du lịch phát triển mạnh như Châu Đốc, nhiều món ăn dân dã trước nay bỗng đường hoàng bước vào các nhà hàng cao cấp, và trở nên có vị trí vững chắc trong làng ẩm thực. Ví dụ như món cá linh kho lạt chấm bông điên điển, cá lóc nướng mỡ hành chấm mắm me, lẫu mắm rau đồng, khô cá sặc bổi trộn gỏi sầu đâu… Vì vậy, vào mùa nước nổi, ngoài các ngư dân chuyên nghiệp sống bằng nghề lưới cá, nhiều người làm nông có sẳn thuyền nhà cũng sắm thêm tay lưới để tranh thủ đi đánh bắt cá kiếm thêm thu nhập lúc nông nhàn!
Related news
Các huyện Lấp Vò, Lai Vung (Đồng Tháp) đang bước vào vụ thu hoạch cam xoàn, sản phẩm tiêu thụ tốt.

Vừa qua, tại xã Phước Minh, huyện Dương Minh Châu (Tây Ninh), Viện Nghiên cứu Mía đường (Viện Khoa học nông nghiệp VN) tổ chức hội thảo “Biện pháp kỹ thuật tổng hợp, duy trì, nâng cao độ phì nhiêu đất tại vùng trồng mía Tây Ninh”.

Thời gian sinh trưởng và chiều cao của PHB 71 tương đương các giống lúa đối chứng, song chống đổ tốt hơn. Chất lượng gạo thơm ngon, hạt cơm cũng dẻo hơn nhiều so với các giống lúa khác...

Vụ mùa 2015, được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm Khuyến nông Tuyên Quang phối hợp với UBND xã Hoàng Khai, huyện Yên Sơn triển khai mô hình SX giống lúa chất lượng cao T10 với diện tích 30 ha, có 150 hộ tham gia.

Mục đích của việc liên kết nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo số lượng cá tra nguyên liệu, đồng thời nâng cao giá trị kinh tế, giảm thiểu việc hao hụt, thua lỗ của người nuôi...