Phòng ngừa bệnh cho tôm nuôi khi thời tiết thay đổi

Hiện tôm nuôi ở Sóc Trăng đang gia đoạn phát triển, những biến động về môi trường ao nuôi, xuất hiện một số bệnh trên tôm đã khiến nông dân lo lắng, ông Nguyễn Văn Dùng ở xã Ngọc Đông, huyện Mỹ Xuyên cho biết: “Tôm nuôi chính vụ năm nay đáng lo nhất là khi thời tiết nắng kéo dài rồi lại mưa vài ba ngày. Thời tiết năm nay thấy còn khó khăn nhiều hơn vụ nuôi tôm năm rồi.”
Sự biến động các yếu tố môi trường trong ao nuôi do thay đổi nhiệt độ, độ mặn là nguyên nhân gây thiệt hại, thạc sĩ Võ Văn Bé - phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông Sóc Trăng phân tích: “Khi thời tiết nắng nóng và mưa kéo dài thì các yếu tố môi trường thay đổi kéo theo độ mặn, độ pH cũng thay đổi đột ngột, khoáng chất cung cấp cho tôm tạo vỏ khi lột cũng giảm dần. Mưa kéo dài làm cho các vật chất hữu cơ dưới nền đáy áo nhiều, nhưng sự phân hủy thì ít đi; Rồi lại gặp nắng kéo dài, nhiệt độ tăng cao và các vật chất hữu cơ tích tụ dưới nền đáy ao bắt đầu hoạt động nhanh trở lại, góp phần cho các vi khuẩn trong ao bùng phát làm biến động độ pH trong ngày, biến đổi màu nước… sẽ làm cho con tôm bị bệnh.”
Quản lý ao nuôi tôm trong mùa mưa là rất khó khăn, những biến động thất thường của thời tiết sẽ tạo nên sự mẫn cảm đối với tôm nuôi, đó cũng là nguyên nhân mầm bệnh bùng phát , thạc sĩ Võ Văn Bé có những lưu ý sau: “Nếu gặp mưa nhiều thì bà con có thể thay bớt tầng mặt nước ở trên rồi tiến hành tạt khoáng dinh dưỡng tạo vỏ cho tôm tốt hơn, sử dụng VitamimC cho tôm ăn để tăng sức đề kháng chống lại sự biến động của môi trường, khi nắng lại bà con cần sử dụng thuốc diệt khuẩn để sát khuẩn các mầm bệnh, đồng thời sử dụng các chế phẩm sinh học để các vi sinh hấp thu khí độc dưới nền đáy ao. Bên cạnh đó bà con nên giảm lượng thức ăn cho tôm, chỉ cần cho ăn từ đủ đến thiếu trong giai đoạn này để con tôm vận động tăng sức đề kháng.”
Thường xuyên kiểm tra vuông tôm để sớm phát hiện sự thay đổi môi trường trong ao nuôi
Các cơ quan chuyên môn của Sở NN & PTNT Sóc Trăng đã tăng cường các biện pháp quan trắc môi trường, cảnh báo mầm bệnh để hỗ trợ hộ nuôi tôm ứng phó hiệu quả với diễn biến bất thường của thời tiết, bởi đây là giai đoạn dễ xảy ra rủi ro nếu các biện pháp kỹ thuật không chặt chẽ.
Có thể bạn quan tâm

Được biết, trai tai tượng có tên khoa học Tridacnagigas, là loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam và quốc tế cần được bảo vệ. Thời gian qua một số ngư dân ở Bình Châu đã khai thác với số lượng lớn để cung cấp theo nhu cầu mua bán của chủ nậu mà không biết đây là loài thủy sinh bị cấm khai thác.

Năm 2014, thành phố Cà Mau đề ra kế hoạch mở rộng nuôi tôm công nghiệp với tổng diện tích 1.100 ha; hiện nay, đã phát triển diện tích nuôi tôm công nghiệp được trên 812 ha, đạt 73% kế hoạch.

Những năm gần đây, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) thành công với mô hình nuôi các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, điển hình là mô hình nuôi ba ba thương phẩm ở xã An Bình và xã Nhị Mỹ.

Gần một tháng nay, hàng chục hộ nuôi cá lóc đầu vuông trong vèo ở xã Phước Chỉ (Trảng Bàng - Tây Ninh) lao đao vì cá bị ghẻ lở mà chưa rõ nguyên nhân.

Ông Trần Phượng ở xóm Tân Hương 2, xã Thanh Hối, huyện Tân Lạc (Hòa Bình) đến với nghề nuôi ong là một sự tình cờ và gắn bó với nó. Nhưng cái duyên đó bắt đầu từ việc làm quen, nuôi nhỏ lẻ 1-2 đàn đến ham thích nghề nuôi ong và chịu khó học hỏi, rút kinh nghiệm qua thực tế công việc, đã mang lại thu nhập cao cho gia đình.