Philippines Bắt Giữ Hơn 1.000 Tấn Gạo Nhập Lậu
Lượng gạo trị giá khoảng 50 triệu Peso (1,12 triệu USD).
Theo thông tin từ Bộ Tài chính Philippines, Cục hải quan nước này vừa thu giữ khoảng 1.250 tấn gạo trắng của Thái Lan nhập lậu.
Số gạo này đã cập cảng Container Quốc tế Manila từ Bangkok vào hôm 2/6/2014 song không có giấy phép nhập khẩu do Cơ quan Lương thực Quốc gia Philippines (NFA) cấp. Số gạo có giá trị khoảng 50 triệu Peso (1,12 triệu USD), được đóng trong 25.000 túi loại 50kg/túi.
Theo luật của Philippines thì chỉ NFA mới được phép nhập khẩu gạo, các khu vực tư nhân nếu có ý định nhập khẩu gạo phải được NFA cấp phép.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, do lượng gạo nhập khẩu năm 2012 của Philippines giảm, nên nhập khẩu gạo không chính thức tăng đáng kể trong năm 2013. Tuy nhiên, trong năm 2014, lượng gạo nhập khẩu không chính ngạch có thể giảm sau kế hoạch nhập khẩu lượng gạo lớn của Chính phủ.
Gần đây, chính phủ Philippines đã quyết định tăng nhập khẩu gạo theo hạn ngạch Khối lượng Tiếp cận Tối thiểu (MAV) lên 805.000 tấn từ 350.000 tấn hiện tại, sau khi WTO đồng ý gia hạn giới hạn định lượng (QR) đối với gạo đến tháng 6/2017. Trong khi gạo nhập khẩu theo hạn ngạch MAV sẽ được hưởng thuế suất 40%, lượng gạo nhập khẩu vượt hạn ngạch sẽ chịu thuế 50% và phải được NFA phê chuẩn trước.
Năm ngoái, chính phủ Philippines cũng đã tiến hành nhiều biện pháp nhằm cắt giảm nhập khẩu gạo không chính thức khi giá gạo trong nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng, làm giảm thu nhập của nông dân.
USDA ước tính năm 2014 Philippines sẽ nhập khẩu 1,45 triệu tấn gạo, kể cả 250.000 tấn nhập khẩu không chính thức.
Có thể bạn quan tâm
Những hoạt động xuất khẩu gạo gần đây của Thái Lan đang chứng tỏ một điều, Thái có thể quay lại ngôi vị nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới trong năm 2014.
Trong thời gian gần đây, có một loài cá chạch được phát triển nuôi ở nhiều nơi ở đồng bằng sông Cửu Long. Đặc điểm nổi bật của loài cá chạch này là có xương mềm (xương sụn).
Thực tế cho thấy, việc mua gạo tạm trữ có lợi không nhiều đối với nông dân. Các doanh nghiệp chỉ mua với giá cao hơn thời điểm chưa có chủ trương mua tạm trữ từ 100-300 đồng/kg.
Với đặc thù 2/3 dân di cư từ nơi khác đến, nguyên nhân đói nghèo ở Mường Nhé một phần do người dân thiếu tư liệu sản xuất, phương thức sản xuất lạc hậu, người dân chưa thực sự nỗ lực vươn lên thoát nghèo...
Giá cá đồng tăng mạnh giúp người dân trồng lúa nước ở huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) có thêm nguồn thu nhập kha khá do thiên nhiên ưu đãi.