Phong Lưu Nhờ Phong Lan

Anh Nguyễn Xuân Hùng (37 tuổi), ở tổ 4, thôn Dương Sơn, xã Hòa Châu, Đà Nẵng đã thành công với mô hình trồng hoa phong lan Mokara (xuất xứ từ Thái Lan) và có thu nhập 20 triệu đồng/tháng.
Anh Hùng kể, do kinh tế gia đình khó khăn, anh lên mạng tìm mô hình làm ăn hiệu quả và tình cờ thích mô hình trồng hoa phong lan Mokara tại huyện Củ Chi, TP.Hồ Chí Minh. Anh vào tận nơi học hỏi kinh nghiệm và được sự giúp đỡ tận tình của chủ trang trại.
Trở về Đà Nẵng, năm 2012, anh dồn hết vốn liếng và được Hội ND tín chấp vay thêm 45 triệu đồng. Anh đầu tư dựng nhà lưới, lắp đặt hệ thống tưới bằng vòi phun xoay và mua 500 cây phong lan về trồng. Sau 18 tháng, vườn phong lan của anh đơm bông rất đẹp. Mỗi tuần vài ba đợt, anh cắt những bông đã bung cánh giao cho các cửa hàng hoa ở phố.
Tích luỹ dần dần, anh Hùng nhân lên 2.000 cây phong lan Mokara. Từ đây, vườn phong lan cho anh lãi ròng 20 triệu đồng mỗi tháng. “Loại phong lan này trổ bông quanh năm. Khi bông đã bung cánh là cắt bán. Bông có thể chưng hơn 1 tháng” - anh Hùng cho biết.
Theo anh Hùng, phong lan Mokara hợp khí hậu thổ nhưỡng Đà Nẵng. Mỗi cây thường trổ 2 - 3 bông/đợt. Cắt bông này, khoảng 1 tháng sau đã thấy nhú lên bông khác. “Quan trọng nhất là tưới đều và chủ động phòng ngừa các loại nấm gây hại. Tôi duy trì đều đặn việc phun thuốc trừ nấm mỗi tháng 2 lần" - anh Hùng chia sẻ.
Hỏi về khâu tiêu thụ, nở nụ cười tươi, anh Hùng cho biết, không đủ đáp ứng nhu cầu khách hàng. Tính ra, khi tất cả 2.000 cây phong lan cho thu hoạch, mỗi năm, anh Hùng có trong tay nửa tỷ đồng.
Anh Hùng cho hay, mô hình của anh được thành phố hỗ trợ đầu tư phát triển, nhân rộng. Sắp tới, anh sẽ mở rộng quy mô, phát triển mô hình lên 5.000 cây. “Nếu ai muốn trồng hoa này, có thể liên hệ với tôi. Tôi sẵn sàng chỉ dẫn kỹ thuật trồng, nơi tiêu thụ...” - anh Hùng chia sẻ.
Có thể bạn quan tâm
Chiều 18/8, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Đức Long đã tiếp và làm việc với ông Tai Kun Stai, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty CP Sinh học biển Long Điền, Đài Loan.

Hiện nay, người tiêu dùng thường lo ngại về an toàn thực phẩm và mong muốn có thông tin nguồn gốc sản phẩm rõ ràng. Để thực hiện việc truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm cá Tra xuất khẩu, dự án “Thiết lập hệ thống giám sát và đánh giá phục vụ công tác quản lý ngành nông nghiệp và PTNT" (MESMARD-2) đã hỗ trợ Tổng cục Thủy sản xây dựng một ứng dụng phần mềm trên cơ sở nền tảng CSDL báo cáo tiến độ cá tra trước đây.

Bộ NN & PTNT đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ đạt hơn 80% số hộ nuôi trồng thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên, cho đến nay, việc áp dụng VietGAP tại hộ nuôi thủy sản đang gặp nhiều khó khăn.

Những năm gần đây, mô hình nuôi lươn không bùn trên địa bàn huyện Phú Tân, tỉnh An Giang rất phổ biến, đa dạng... Đây là một mô hình nuôi thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế cao so với các mô hình khác.

Ngày 18/8, Trạm khuyến nông Quỳ Hợp (Nghệ An) đã tổ chức cấp phát cá giống cho đồng bào 2 xã nghèo vùng sâu, vùng xa là Liên Hợp và Châu Lộc.