Kiến nghị kiện bán phá già nút thắt từ giá thành gà Mỹ
“Gà Mỹ không cạnh tranh với gà Việt”?
Trước những thông tin về vụ kiện chống bán phá giá đối với sản phẩm thịt gà Mỹ nhập khẩu vào Việt Nam, Hiệp hội Xuất khẩu trứng và gia cầm Mỹ (USPEEC) đã có thông cáo phủ nhận cáo buộc này.
Chỉ riêng con giống đã chiếm từ 6.000 – 7.000 đồng trong tổng chi phí giá thành sản xuất.
Theo đó, ông Jim Sumner – Chủ tịch USPEEC cho rằng, một số phần của thịt gà Mỹ được nhập khẩu về Việt Nam và bán ở mức giá tương tự hoặc cao hơn so với mức giá của sản phẩm này tại thị trường nội địa. Do đó, theo quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), các sản phẩm này không bị bán phá giá.
Ông Jim Sumner cũng cho rằng, các sản phẩm thịt gà Mỹ tại Việt Nam hiện nay không cạnh tranh trực tiếp với gà địa phương và sản phẩm ưa thích của người tiêu dùng Việt Nam. Cụ thể, việc khiếu nại đang hướng về các sản phẩm thịt đùi gà đông lạnh trong khi các loại gà địa phương thông dụng ở Việt Nam thường là sản phẩm tươi, nguyên con.
“Ngành gia cầm Mỹ không có lợi ích gì trong việc cạnh tranh với ngành gia cầm Việt Nam, hoặc trong việc cạnh tranh trực tiếp với các sản phẩm nội địa, bởi vì sự gia tăng tiêu thụ sản phẩm gia cầm có lợi cho tất cả mọi người”- ông Sumner nói.
Cũng theo thông cáo này, hai phần ba lượng đùi gà góc tư sản xuất ở Mỹ được tiêu thụ tại thị trường nội địa, số còn lại xuất khẩu tới hơn 125 quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, với mức giá thấp hơn so với giá của ức gà và cánh gà. Tuy nhiên, USPEEC cho rằng, giá xuất khẩu các sản phẩm đùi gà, đùi gà góc tư, chân gà… có giá bán tương tự của Mỹ.
Đề nghị công khai giá xuất khẩu
Trước những thông tin “phản pháo” từ phía USPEEC, ngày 5-8, trao đổi với NTNN, ông Lê Văn Quyết – Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Đông Nam Bộ cho rằng, Hiệp hội đã thông báo những lập luận trên cho tất cả hội viên. Cùng với đó, ông Ngọc cho rằng, đến thời điểm này, giá thịt gà các loại tại Mỹ hiện tại vẫn từ 3 – 5USD/kg, tức từ 60.000 – 100.000 đồng/kg, tùy loại. Khảo sát của Hiệp hội tại một số siêu thị có giá tốt nhất nước Mỹ cũng không nơi nào bán thịt gà giá thấp hơn 3USD/kg.
" Dù phía Mỹ có nói gì đi nữa thì chúng tôi vẫn đang tiến hành các thủ tục, chuẩn bị cho vụ kiện. Một số cơ quan liên quan cũng đã vào cuộc nên chúng tôi rất tự tin”. |
“Chúng tôi muốn thấy hóa đơn, chứng từ mua bán của hai phía để chứng minh rằng thịt gà không bị bán phá giá. Nếu phía Mỹ cho rằng họ không bán phá giá gà thì chỉ cần công khai danh sách các doanh nghiệp nhập khẩu và giá bán từ phía Mỹ”- ông Quyết nói.
Ông Quyết cũng nhận định rằng, theo những gì ông biết, có thể chỉ một lượng nhỏ thịt gà được nhập khẩu theo đường chính ngạch với đầy đủ hóa đơn, chứng từ, phần còn lại được nhập khẩu theo đường tiểu ngạch, khó kiểm soát về giá cả, chất lượng cũng như số lượng.
Còn theo ông Nguyễn Văn Ngọc – Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Bình Phước, nếu phía Mỹ cho rằng nước này không bán phá giá thịt gà tại Việt Nam thì chỉ cần công bố giá thành sản xuất từ con giống, thức ăn chăn nuôi đến giá nhân công và các chi phí khác trong quá trình chăn nuôi… để “rộng đường dư luận”.
“Chỉ cần đối chiếu giá thành sản xuất với giá xuất khẩu là có thể nhận biết có điều gì bất thường ngay không. Hiện tại, Hiệp hội vẫn đang thu thập các số liệu liên quan đến giá thành sản xuất gà Mỹ”- ông Ngọc nói.
Trong khi đó, theo tính toán của các hộ chăn nuôi vùng Đông Nam Bộ, công nghệ chăn nuôi của Việt Nam hiện cũng đã tiến bộ rất nhiều. Hơn nữa, phần lớn các trang trại đã liên kết giết mổ với các cơ sở giết mổ, chế biến.
“Không thể nói rằng đùi gà, chân gà Mỹ thì không cạnh tranh với gà địa phương, chúng tôi nuôi gà nguyên con nhưng doanh nghiệp chế biến rồi bán ra từng loại sản phẩm khác nhau như đùi gà, cánh gà, ức gà… Nhà hàng, quán ăn hay các cơ sở cung cấp suất ăn công nghiệp cũng chỉ mua phần thịt họ cần chứ không mua nguyên con” - ông Nguyễn Văn Nghiệp, hộ chăn nuôi ở Vĩnh Cửu, Đồng Nai phân tích.
Cũng theo nhiều hộ chăn nuôi phía Nam, chi phí giá thành sản xuất gà công nghiệp trong nước hiện nay ở mức 25.000 – 27.000 đồng/kg. Trong đó, để sản xuất ra 1kg thịt gà cần 1,4 – 1,5kg thức ăn chăn nuôi, vị chi khoảng 13.000 – 14.000 đồng, con giống chiếm từ 6.000 – 7.000 đồng, ngoài ra còn có chi phí thuốc thú y, điện nước, nhân công…
“Nếu giá thịt gà sau khi qua giết mổ, đóng gói, cấp đông… bán ra ở mức 40.000 – 45.000 đồng/kg thì có thể chấp nhận được. Đằng này, thịt gà Mỹ giá rẻ vậy, không nghi ngờ về giá cũng như chất lượng sao được?”- ông Quyết đặt vấn đề.
Có thể bạn quan tâm
Nghị định 67 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản được ngư dân kỳ vọng có thêm điều kiện để đầu tư đóng mới, nâng cấp và cải hoán tàu cá vươn khơi bám biển dài ngày hiệu quả hơn. Tuy nhiên, tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, đến nay hầu hết ngư dân vẫn còn băn khoăn trong việc tiếp cận nguồn vốn này.
Lâu nay, ngư dân khai thác hải sản chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Khi ra khơi trên những chiếc tàu vỏ sắt, vỏ composite với các trang thiết bị hiện đại, ngư dân sẽ rất lúng túng. Vì vậy, đào tạo nghề cho ngư dân là việc làm hết sức cần thiết, giúp họ thêm tự tin khi vươn khơi.
Ngày 21/10, Trung tâm Giống Nông nghiệp tỉnh Cà Mau phối hợp với huyện Năm Căn tổ chức chuyển giao kỹ thuật sản xuất tôm sú theo Vietgap cho 15 học viên đại diện cho các công ty, cơ sở và trại sản xuất giống trên địa bàn huyện.
Trong quá trình thực hiện, cần quan tâm hướng dẫn các địa phương chuẩn bị nguồn cá tra giống đảm bảo yêu cầu về chất lượng; tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân tham gia quy trình chăn nuôi cá tra đạt tiêu chuẩn VietGAP; cũng như tạo điều kiện thuận lợi để các hộ thả nuôi trong vùng quy hoạch; đăng ký sản lượng sát với tình hình thực tế…
Theo Báo cáo đề xuất Chương trình mục tiêu phát triển thủy sản bền vững giai đoạn 2016 - 2020, mục tiêu đến năm 2020, tổng sản lượng thủy sản đạt 7,0 triệu tấn (sản lượng khai thác thủy sản chiếm khoảng 65 - 70%). Giá trị XK thủy sản đạt 11 tỷ USD. Tỷ trọng thủy sản chiếm khoảng 33,3% trong GDP nông nghiệp. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 7 - 8%/ năm. Thu nhập bình quân đầu người của lao động cao gấp 3 lần hiện nay.