Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phòng chống dịch lở mồm long móng trên gia súc

Phòng chống dịch lở mồm long móng trên gia súc
Ngày đăng: 16/07/2015

Lở mồm long móng là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, sức đề kháng của loại virus này rất cao, có thể sống trong đất, rơm, cỏ khô đến 5 tháng. Virus có thể lây trực tiếp qua tiếp xúc giữa gia súc khỏe và gia súc cảm nhiễm, hoặc có thể lây truyền gián tiếp qua không khí, khi điều kiện thích hợp gió có thể truyền virus xa hơn 100km. Khi gia súc bị cảm nhiễm sẽ ảnh hưởng rất xấu đến sức sống, gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế cho người nuôi.

Khi phát bệnh vật nuôi có triệu chứng lâm sàng như: trong 2 - 3 ngày đầu sốt cao trên 40 độ C, mệt mỏi, lông dựng, mũi khô, da nóng; đứng lên, nằm xuống khó khăn, kém ăn; miệng chảy nhiều nước dãi có bọt; bị viêm dạng mụn nước ở lợi, vành mũi, vành móng, kẽ móng chân, đầu vú. Khi mụn nước vỡ ra sẽ làm lở, loét ở mồm, móng chân; bệnh nặng có thể làm long móng, nhất là ở heo. Ngoài ra, đối với bò khi bị bệnh thường hay nâng chân lên rồi lại hạ chân xuống nhiều lần, ở heo thì thường hay ở tư thế ngồi hoặc quỳ hai đầu gối chân trước.

Sau khi phát bệnh từ 10 đến 15 ngày, con vật có thể khỏi về triệu chứng lâm sàng, nhưng mầm bệnh vẫn tồn tại trong con vật từ 3 - 4 tuần (đối với heo), 2 - 3 năm (đối với trâu, bò) và tiếp tục thải mầm bệnh ra môi trường làm phát sinh và lây lan dịch bệnh. Bò mắc bệnh đôi khi sảy thai, giảm khả năng sản xuất sữa, bê mắc bệnh thường rất dễ chết trong vòng 2 – 3 ngày, do không ăn được, anh Yết Phol La ở xã Thuận Hưng, huyện Mỹ Tú cho biết: “Người chăn nuôi rất lo ngại tình hình dịch bệnh trên vật nuôi nên chúng tôi luôn tuân thủ các quy trình tiêm ngừa, xậy dựng và vệ sinh chuồng trại. Theo tôi, cán bộ thú y tăng cường hơn nữa công tác giám sát kiểm tra, để hướng dẫn người dân cách phát hiện và phòng trừ dịch bệnh sớm nhất.”

Khi gia súc bị nhiễm bệnh, biện pháp chữa trị chủ yếu là chữa phụ nhiễm, tức là chữa trị những tổn thương bên ngoài vật nuôi, nếu phát hiện sớm và kịp thời chữa trị thì bệnh sẽ khỏi , nhưng con vật bị bệnh sẽ trở thành vật mang vi trùng và liên tục bài thải virus ra môi trường trong thời gian dài. Do đó tốt nhất là ngăn chặn hoàn toàn không để vật nuôi bị nhiễm bệnh, hiện tại tiêm phòng là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất, Thạc sĩ Lê Văn Quang – phó phòng dịch tễ - CCTY tỉnh Sóc Trăng khuyến cáo: “Bệnh lở mồm long móng là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và lây lan rất nhanh. Người chăn nuôi chú ý khi nhập giống thì phải biết rõ nguồn gốc con giống, con giống phải được tiêm phòng ít nhất 14 ngày trước khi xuất chuồng. Khi nhập đàn ,bà con nên nuôi riêng con giống mới nhập thêm 21 ngày tiếp theo, luôn vệ sinh chuồng trại đúng kỹ thuật, thực hiện đúng lịch tiêm ngừa 6 tháng một lần trên vật nuôi.”

Việc vệ sinh kỹ môi trường nuôi cũng đóng vai trò quan trọng, đặc biệt đối với bò sữa được nuôi trong cùng khu vực chuồng trại, không gian cách ly rất ít hoặc không có, sẽ là điều kiện thuận lợi để virus lây lan và bùng phát thành dịch, ông Nguyễn Minh Tốt – Trưởng trạm thú Y huyện Mỹ Tú cho biết: “Trạm luôn tuyên truyền vận động bà con chăn nuôi tham gia tiêm phòng đúng lịch, thực hiện tốt công tác kiểm tra, kiểm dịch vật nuôi khi vào địa bàn.”

Ngoài ra, các ngành chức năng khuyến cáo, người nuôi cam kết thực hiện 5 không, chính là: Không giấu dịch; Không mua gia súc mắc bệnh, sản phẩm gia súc mắc bệnh đưa về địa phương; Không bán chạy gia súc mắc bệnh; Không thả rông, không tự vận chuyển gia súc bị mắc bệnh LMLM ra khỏi vùng dịch; Không vứt xác gia súc nghi mắc bệnh LMLM bừa bãi.


Có thể bạn quan tâm

Yên Khánh (Ninh Bình) Xây Dựng Ngành Sản Xuất Nấm Theo Hướng Hàng Hóa Yên Khánh (Ninh Bình) Xây Dựng Ngành Sản Xuất Nấm Theo Hướng Hàng Hóa

Những năm gần đây, sự chuyển hướng của người tiêu dùng sang những sản phẩm sạch, an toàn, có giá trị dinh dưỡng cao đã mở ra cơ hội thúc đẩy nghề trồng nấm ở Yên Khánh (Ninh Bình) phát triển mạnh. Nghề trồng nấm mang lại hiệu quả kinh tế cao so với nhiều cây trồng khác, góp phần xóa đói, giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân.

26/07/2014
Nông Dân Tiếp Tục Chuyển Đất Mía Sang Nuôi Tôm Nông Dân Tiếp Tục Chuyển Đất Mía Sang Nuôi Tôm

Sau nhiều niên vụ liên tục thất bát, cùng thị trường giá mía hiện vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc, nhiều hộ dân trồng mía tại huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng tiếp tục chuyển diện tích mía sang nuôi tôm với kỳ vọng mang lại hiệu quả kinh tế hơn.

04/04/2014
Bến Tre Khôi Phục Lại HTX Thủy Sản Đồng Tâm Bến Tre Khôi Phục Lại HTX Thủy Sản Đồng Tâm

Sáng ngày 24-7-2014, ông Võ Thành Hạo - Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre đã có buổi làm việc với lãnh đạo huyện Bình Đại để nắm tình hình nhằm qua đó hỗ trợ chính quyền địa phương trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến Hợp tác xã (HTX) Thủy sản Đồng Tâm bị vỡ do tình trạng trộm nghêu diễn ra từ đầu tháng 7-2014.

28/07/2014
Nông Dân Đồng Tháp – An Giang Rủ Nhau Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Nông Dân Đồng Tháp – An Giang Rủ Nhau Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng

Bất chấp lời khuyến cáo của các cơ quan chức năng về việc hạn chế nuôi tôm thẻ chân trắng, nông dân vùng Đồng Tháp, An Giang đã đầu tư, chuyển diện tích trồng lúa, nuôi cá tra, tôm càng xanh... sang nuôi loại thủy sản này vì lợi nhuận cao.

04/04/2014
Bắt Quả Tang Một Cơ Sở Bơm Tạp Chất Vào Tôm Bắt Quả Tang Một Cơ Sở Bơm Tạp Chất Vào Tôm

Nhận được tin báo, lúc 10g 20 phút ngày 24/7/2014, đội Quản lý thị trường số 4 kiểm tra cơ sở làm tôm của ông Đinh Hữu Điền (ấp Sơn Đông, xã Thanh Đức- Long Hồ - Vĩnh Long) phát hiện hơn 30 nhân viên đang trực tiếp bơm tạp chất (gồm thạch rau câu và một bịch bột màu trắng không nhãn mác) vào tôm để tăng trọng lượng.

28/07/2014