Phòng Chống Dịch Bệnh Gia Súc, Gia Cầm

Huyện Sơn Dương hiện có 18.713 con trâu, 5.803 con bò, 134.364 con lợn, trên 1 triệu con gia cầm và 819 ha diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản....
Thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh vụ xuân hè, đến nay huyện Sơn Dương đã tiêm vắc xin lở mồm long móng (LMLM) cho trâu được 14.882 liều, bò 3.652 liều, lợn 14.762 liều. Tiêm vắc xin Tụ huyết trùng cho trâu được 11.374 liều, bò 2.579 liều, lợn 59.834 liều, gia cầm 191.825 liều, vắc xin dịch tả lợn 93.600 liều, léptô lợn 2.082 liều; vắcxin chó dại 3.060 liều; vắcxin Niucatson gia cầm 438.818 liều.
Cùng việc tiếp tục đẩy nhanh tiến độ tiêm phòng và tiêm phòng bổ sung vụ xuân hè, UBND huyện Sơn Dương cũng chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và UBND các xã triển khai kế hoạch tiêm phòng dịch bệnh vụ thu đông năm 2013 cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn toàn huyện.
Khuyến khích phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, mấy năm trở lại đây huyện Sơn Dương đã được đầu tư nhiều chính sách, dự án ưu đãi như Dự án “Vay bò trả bê”, xây dựng các chuỗi giá trị trong chăn nuôi theo dự án phát triển nông nghiệp - nông dân - nông thôn, chương trình hỗ trợ, khuyến khích chăn nuôi xây dựng nông thôn mới... Qua đó đã hình thành hàng trăm hộ chăn nuôi mỗi năm cho thu lãi từ 50 đến 100 triệu đồng. Đến nay toàn huyện đã có 25 trang trại đang hoạt động đạt tiêu chí theo quy định. Trong đó có nhiều trang trại thường xuyên giải quyết việc làm cho từ 3 đến 5 lao động như:
Trang trại của gia đình anh Lê Văn Thu, thôn An Thịnh, xã Đông Lợi; trang trại của gia đình chị Nguyễn Thị Thắm, thôn Tân Trào, xã Hợp Hòa... Tuy nhiên, để ngành chăn nuôi phát triển bền vững, ít thiệt hại do dịch bệnh thì ý thức, tập quán chăn nuôi từ cơ sở, từ các hộ chăn nuôi là một trong những vẫn đề then chốt.
Chị Trần Thị Thơm, thôn Thanh Bình, xã Hợp Hòa cho biết, nhiều năm có kinh nghiệm trong chăn nuôi, cũng nhiều lần bị thất bại do dịch bệnh nên chị hiểu được sự quan trọng của việc thực hiện tốt công tác vệ sinh chuồng trại và phòng trừ dịch bệnh. Hiện tại trung bình gia đình thường xuyên nuôi từ 30 đến 50 con lợn thịt, trong mùa hè này ngoài việc tiêm các loại vắc xin phòng chống dịch bệnh, gia đình chị luôn thực hiện tốt vệ sinh chuồng trại, vệ sinh cho đàn lợn, hạn chế thấp nhất dịch bệnh có thể xảy ra.
Xã Tuân Lộ hiện có 906 con trâu, 202 con bò, 2.100 con lợn... Ngay từ đầu hè xã đã sát sao chỉ đạo các thôn thực hiện tốt công tác tiêm phòng, vệ sinh chuồng trại, tiêu độc khử trùng, đến nay trên địa bàn xã không có dịch bệnh xảy ra. Kết quả, trong vụ xuân hè tỷ lệ tiêm các loại vắc xin cho đàn gia súc gia cầm đều đạt trên 70%.
Khuyến khích chăn nuôi phát triển, trong năm 2013 Sở NN và PTNT đã có chương trình hỗ trợ cám cho 20 hộ chăn nuôi bò thịt, với tổng số bò được hỗ trợ là 50 con. Đến nay số bò đều phát triển tốt và chuẩn bị được xuất chuồng.
Cùng với đó, xã luôn tích cực nêu gương, khuyến khích nhân rộng các mô hình làm kinh tế giỏi, các hộ chăn nuôi tiêu biểu có cách làm hay, hiệu quả như hộ gia đình ông Nguyễn Văn Vị, thôn Bẫu chăn nuôi hàng nghìn con gà ấp trứng; gia đình ông Đặng Văn Đông, thôn Trại Đát nuôi 600 con gà thương phẩm; gia đình ông Nguyễn Quang Hùng, thôn Ba Quanh nuôi 80 con lợn thịt...
Là huyện giáp ranh với nhiều huyện của các tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Phú Thọ, có nguy cơ tiềm ẩn lây lan dịch bệnh, UBND huyện Sơn Dương luôn chỉ đạo cho các cơ quan liên quan và UBND các xã thực hiện tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.
Duy trì hoạt động của 3 trạm kiểm dịch động vật, kiểm soát việc mua bán vận chuyển gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm theo đúng quy định; tăng cường công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ được tại các lò mổ, chợ đầu mối, chợ nông thôn.
Có thể bạn quan tâm

Việc chất lượng hồ tiêu xuất khẩu Việt Nam bị ảnh hưởng do việc mở rộng quá nhanh diện tích đã được Hiệp hội hồ tiêu (VPA) cảnh báo nhiều năm qua.

Sau khi trồng thử nghiệm thành công, cây dược liệu được trồng rộng rãi ở một số xã, thị trấn của huyện Quản Bạ bước đầu mang về thu nhập cho người trồng. Đến HTX dược liệu Nà Chang, ở thôn Nà Chang, thị trấn Tam Sơn, là một trong những HTX dược liệu đang tiêu thụ sản phẩm Atiso của bà con.

Là xã vùng thấp của huyện Vị Xuyên, Phú Linh có nhiều điều kiện về khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi cho phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp. Năm 2015, xã Phú Linh được huyện giao chỉ tiêu trồng mới 185,9 ha rừng. Đến hết tháng 5, xã đã trồng được 54 ha. Cấp ủy, chính quyền địa phương vẫn đang tích cực chỉ đạo bà con nhân dân đẩy nhanh tiến độ trồng rừng, phấn đấu thực hiện chỉ tiêu kế hoạch giao.

Theo kế hoạch, 30/6 là thời điểm cuối cùng cho thời vụ gieo trỉa cây trồng cạn hè thu 2015. Tuy vậy, đến thời điểm này, tỷ lệ gieo trỉa mới quá bán. Kết quả này là hệ lụy của đợt hạn hán kéo dài gần 2 tháng qua…

Thị trường nông sản đang nóng dần lên khi hàng loạt trái cây đang chín rộ. Điểm đáng mừng là sức tiêu thụ mạnh và giá ổn định hơn so với cùng kỳ, mặc dù giá đã có chiều hướng giảm.