Phòng Bệnh Thu Hoạch Cà Pháo
Một số bệnh thường gặp trên cà:
- Bệnh lở cổ rễ: do nấm Rhizônia solani kihn gây ra. Nấm này gây bệnh cho cây con lúc ươm và cây nhỏ khi mới trồng. Triệu chứng của bệnh là đoạn thân gần gốc teo thắt lại, có màu đen. Toàn bộ hệ thống mạch dẫn, mô vi sinh, vỏ cây bị thối và cây bị gãy đổ ngay thân rồi chết. Trên mặt vết bệnh có các sợi nấm màu nâu sẫm, phân nhánh thẳng góc. Sợi nấm có vách ngăn, có thể tìm thấy các hạch nhỏ trên đám sợi nấm. Hạch có kích thước nhỏ, màu nâu, hình dáng bất kỳ. Hạch rơi vào đất và tồn tại trong đất. Từ các hạch này, nấm tồn tại và có khả năng gây bệnh cho cây qua nhiều năm.
Cách phòng trừ: Luân canh cà với các cây trồng khác. Vệ sinh đất, không để đất ươm cây con quá ẩm. Khi bệnh xuất hiện nhiều, dùng thuốc Validacin để phun.
- Bệnh chết xanh: Do vi khuẩn Pseudomonas malvacearum gây ra. Vi khuẩn này làm cho cây hoặc bộ phận cây bị chết nhưng vãn giữ màu xanh.
Vi khuẩn gây bệnh làm huỷ hoại, tắc nghẽn các mạch dẫn trong cây. Cũng có trường hợp vi khuẩn làm bộ rễ cây bị thối không hút được nước, cây bị héo và chết. Vì vậy, cần thâm canh, bón phân đầy đủ cho cây. Kịp thời phát hiện và loại bỏ những cây bị bệnh.
- Bệnh đốm nâu: Do nấm cladosporium fulvum cke gây ra. Vết bệnh xuất hiện trên lá, ban đầu có màu nâu, cuối cùng chuyển sang màu đen. Bệnh lan dần ra toàn mặt lá làm cho lá khô và rụng.
Bệnh ban đầu xuất hiện ở các lá thấp, sau lan dần lên các lá trên. Bệnh phát triển mạnh khi cây ra hoa, hình thành quả và cao nhất lúc quả chín. Cây bị bệnh này có thể chết.
Bệnh phát triển nhiều trong điều kiện ẩm. Nguồn lây lan bệnh chủ yếu là tàn dư cây bị bệnh.
Phòng trừ: thu dọn kỹ dư cây sau mỗi vụ thu hoạch. Luân canh cà với các loại cây khác. Kịp tời tỉa cành, tỉa lá, bấm ngọn. Dùng các loại thuốc Boocđô, zineb, benlat để phun khi bệnh xuất hiện nhiều.
Thu hoạch và để giống cho vụ sau:
Không nên để cà quá già làm cho quả bị giảm phẩm chất và cây bị kiệt quệ, ảnh hưởng đến các đợt quả sau. Riêng cà tím nên thu hoạch khi quả từ màu tím chuyển sang tím nhạt. Cách 2-3 ngày thu một lần.
Khi để hạt giống chọn cây có nhánh to bằng thân chính, cành lá không rậm quá, trên cành có nhiều quả và quả tốt. Chọn lấy những quả mọc ở tầng thứ nhất và tầng thứ hai, những quả đã chín sớm nhiều hạt. Những cây lấy giống chỉ để mỗi cây 1-2 quả. Khi vỏ quả chuyển sang màu vàng, có vết rạn nứt, tai quả hơi cong lên, thu hoạch lúc này là tốt nhất. Thu về để vài ngày, sau đó bổ quả, lấy hạt phơi khô trong râm, cất giữ làm giống cho vụ sau.
Cũng có thể để hạt giống theo cách cổ truyền sau đây: để cho quả cà nhũn ra, bóp hạt vào tro, cho thêm nước trộn thành
Có thể bạn quan tâm
Cà chua được thu hoạch vào giai đoạn chín sẽ phụ thuộc vào giống, yêu cầu thị trường. Đa số, cà chua được thu hoạch khi bên trong có một vài sắc tố đỏ
Cà chua là loại quả không thể gọt bỏ vỏ như một số rau ăn quả khác. Nên khi phòng trừ sâu bệnh hại trên cây cà chua phải rất ít hoặc không cần sử dụng hóa chất
Cây cà chua trồng theo tiêu chuẩn VietGAP chiếm đa số. Đây là hiệu quả từ việc thực hiện đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với chuyển đổi lao động
Mạnh dạn đưa khoa học kỹ thuật tiên tiến vào canh tác, biến “tấc đất” thành “tấc vàng”, bước đầu mang lại thu nhập cao từ mô hình trồng cây cà chua VietGap
Từ việc chuyển đổi diện tích lúa kém hiệu quả sang trồng cà chua ghép trên gốc cà tím theo quy trình VietGAP, đã có thu nhập cao gấp nhiều lần