Trang chủ / Rau củ quả / Cà chua

Trồng Cà Chua Vụ Mưa Giá Bán Cao Gấp 2 -3 Lần

Trồng Cà Chua Vụ Mưa Giá Bán Cao Gấp 2 -3 Lần
Ngày đăng: 13/04/2012

Cà chua có thể trồng từ tháng 12 - 1 (vụ đông – xuân) hoặc tháng 6 - 7 (vụ mưa). Vụ mưa năng suất thấp, nhưng giá bán cao, giống thích hợp để trồng là KBT4, số 12, SB2, S901.

Còn giống trồng vụ đông xuân tương đối đa dạng: Giống địa phương, Ấn Độ, SB3, một số giống F1 của nước ngoài như S902, Delta, VL 2000, HP5, S901, ...

Cần phơi hạt giống 2 - 3 nắng trước khi gieo để diệt một số mầm bệnh. Ngâm hạt trong dung dịch Na2PO4 10% trong 2 giờ, sau đó xả bằng nước lạnh khoảng 45 phút, hong khô trong điều kiện mát. Có thể trộn hạt với một số loại thuốc trừ nấm bệnh như Rhidomil, Benlat C (5 mg/10 gram hạt).

Đất gieo phải tơi xốp, thoát nước, được trộn với lượng phân như sau (cho 10m2): 5 - 6kg phân chuồng + 100 gram phân lân + 20 gram thuốc trừ kiến (Basudin, Oncol). 10 ngày sau gieo có thể tưới thúc hỗn hợp NPK (20-20-15+TE). Khi cây con được 6 - 7 lá thật, cao 15 – 20cm có thể đem trồng.

Đất cày và bừa 1 lần, lên luống. Phân chuồng phải được bón lót trước khi cấy 3 - 7 ngày theo rãnh hoặc hốc. Luống rộng 0,9 - 1m; rãnh tưới 0,2 - 0,3m.

Nếu áp dụng phủ luống bằng nylon hoặc rơm thì khi cày bừa nên hình thành những đường phân lô trên ruộng nhằm tạo một hệ thống dẫn nước tưới ngấm vào luống trồng sau này. Nylon được phủ trước khi trồng, đục lỗ theo khoảng cách trồng và được giữ trên luống bằng những ghim kẽm bẻ hình chữ U. Nếu phủ rơm, sau 3 ngày phải phun thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm như Dual, Nufarm.

Mật độ trồng khoảng 18.000-20.000 cây/ha với khoảng cách: Cây x cây = 0,4 - 0,5m.

Lượng phân bón cho 1 ha là: đạm (N) 125 kg; lân: 79kg (P2O5); kali: 125kg (K2O); phân chuồng hoai: 15 tấn (có thể thay 5 tấn phân hữu cơ chế biến).

Bón lót 3 - 7 ngày trước khi cấy với toàn bộ phân chuồng (hoặc phân hữu cơ chế biến), 2/3 lượng phân P2O5 và 1/4 K2O .

Bón thúc lần 1 sau trồng 7 - 10 ngày với liều lượng 1/3 P2O5, 1/4 K2O, 1/5 N. Bón thúc lần 2 sau trồng 20 - 25 ngày với lượng 2/5 N, 1/4 K2O. Bón thúc lần 3 sau trồng 35-40 ngày với 2/5 N, 1/4 K2O còn lại.

Trong điều kiện phủ luống, lượng phân thúc lần 2 và 3 được ngâm và tưới vào gốc, chia làm 4 lần (1 tuần /lần). Trong giai đoạn từ 25 - 50 ngày sau trồng có thể tưới thúc cho cây (dùng phân NPK). Sau giai đoạn này không nên tưới thúc.

Có thể sử dụng NPK hỗn hợp: Bón lót: 5 tấn phân hữu cơ chế biến +100kg NPK(20-20-15) + 250kg lân Văn Điển. Bón thúc 1 (7 - 10 ngày sau trồng): 100kg NPK(20-20-15). Bón thúc 2 (20 - 25 ngày sau trồng): 250kg (20-0-20 +TE) và bón thúc 3 (35 - 40 ngày sau trồng): 250kg (20-0-20 +TE).


Có thể bạn quan tâm

Phòng Trừ Sâu Đục Trái Cà Chua Phòng Trừ Sâu Đục Trái Cà Chua

Cà chua là một loại rau ăn quả được trồng rất phổ biến ở nước ta. Tính đa dụng và nhu cầu tiêu thụ cà chua tươi ngày càng lớn đã thúc đẩy sự phát triển cây cà chua như một trong những loại cây trồng chính

22/06/2011
Trồng Cà Chua Vụ Đông Xuân Trồng Cà Chua Vụ Đông Xuân

Trong vụ đông xuân, ngoài một số giống cà chua địa phương có thể trồng một số giống lai mới như: S902, VL2000, HP5, SB3...

06/01/2012
Bệnh Thán Thư Bệnh Thán Thư

Đốm bệnh lúc đầu hình tròn, úng nước, hơi lõm xuống. Sau đó đốm bệnh lan dần ra, có đường kính 0,5 - 2 cm, tâm vết bệnh có màu nâu đen, viền màu nâu xám. Bên trong vết bệnh có nhiều vòng đồng tâm, và có những chấm nhõ li ti màu đen nhô lên

03/08/2011
Kỹ Thuật Trồng Cà Pháo Kỹ Thuật Trồng Cà Pháo

Cà pháo, cà bát gieo trồng từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau. Cà tím quả dài, gieo trồng từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Cây cà phát triển tốt trên các loại đất cát pha, đất thịt nhẹ, đất phù sa, các loại đất dễ thoát nước

13/02/2011
Bệnh Thán Thư Ở Cà Chua Bệnh Thán Thư Ở Cà Chua

Đốm bệnh lúc đầu hình tròn, úng nước, hơi lõm xuống. Sau đó đốm bệnh lan dần ra, có đường kính 0,5 - 2 cm, tâm vết bệnh có màu nâu đen, viền màu nâu xám.

30/09/2012