Kỹ Thuật Trồng Cà Chua Trái Vụ

Để khắc phục tình trạng này, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Bắc Ninh, đã ghép cà chua trên gốc cà tím. Cụ thể là chọn giống cà chua Savior ghép trên gốc cà tím EG 203. Cây cà chua lai mang đặc tính của cây cà tím thân cứng, bộ rễ phát triển khoẻ, khả năng chống bệnh nở cổ rễ, bệnh héo xanh, héo rũ rất tốt… phần ngọn là giống cà chua cũng nở hoa, kết trái như cà chua thông thường. Khi cà chua được ghép trên cà tím sẽ sinh trưởng, phát triển tốt, cây khoẻ chống chịu sâu bệnh tốt, cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao và đặc biệt là thích hợp với các loại hình thái thời tiết khác nhau, phù hợp để sản xuất trái vụ.
Kỹ thuật trồng giống cà chua ghép này không khó, bà con dễ tiếp thu nếu tuân thủ đúng kỹ thuật sẽ mang lại hiệu quả cao. Đất cày xong phơi khô 1 tuần, làm luống rộng từ 90 - 100 cm, sâu 30 - 35 cm. Khoảng cách giữa các hàng 65 - 70 cm, mật độ 900 - 1.000 cây/sào, mỗi cây cách nhau từ 45 - 50 cm. Trồng cây vào chiều mát, khi trồng và chăm sóc không vun đất cao quá vết cây ghép.
Sau khi trồng nên dùng dây mềm buộc cây vào que tre để giữ cho cây không bị lay vết ghép và phủ rơm rạ trên luống để tăng độ ẩm và giảm cỏ dại. Thường xuyên tỉa bỏ tất cả các chồi nhánh, chồi nách không cần thiết. Phân bón cho cà chua nên sử dụng các loại phân hỗn hợp NPK. Giai đoạn đầu cây sinh trưởng chậm, phải bổ sung lượng nhỏ phân đạm và lân.
Để phòng trừ và giảm bớt sâu bệnh bà con nên làm sạch cỏ dại, tỉa bỏ lá già cho thông thoáng nhằm hạn chế nơi trú ngụ của sâu bọ trưởng thành. Nhổ bỏ những cây bị bệnh để hạn chế nguồn bệnh. Bón phân cân đối giữa các nguyên tố đa lượng NPK, không bón quá nhiều đạm.
Trồng cà chua trái vụ bằng giống cà chua ghép trên gộc cà tím cho năng suất và đạt hiệu quả kinh tế cao, năng suất trung bình đạt 1,5 – 2 tấn. Nếu như trồng chính vụ chỉ cho thu nhập 5 – 6 triệu/sào nhưng khi trồng trái vụ đạt từ 12 – 15 triệu đồng/sào. Từ đó, có thể nhận thấy hiệu quả kinh tế của giống cà chua lai.
Sản xuất thành công giống cà chua lai đã tạo được vùng sản xuất cà chua an toàn cho năng suất, chất lượng, chống chịu sâu bệnh tốt, đạt hiệu quả kinh tế cao hơn so với giống cà chua truyền thống. Đồng thời, góp phần thay đổi tập quán canh tác của nông dân, nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích canh tác.v
Có thể bạn quan tâm

Cà pháo, cà bát gieo trồng từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau. Cà tím quả dài, gieo trồng từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Cây cà phát triển tốt trên các loại đất cát pha, đất thịt nhẹ, đất phù sa, các loại đất dễ thoát nước

Đốm bệnh lúc đầu hình tròn, úng nước, hơi lõm xuống. Sau đó đốm bệnh lan dần ra, có đường kính 0,5 - 2 cm, tâm vết bệnh có màu nâu đen, viền màu nâu xám.

Bộ giống cà chua F1, có sức phát triển mạnh, kháng bệnh tốt, chịu nhiệt, mưa nhiều, thời gian bắt đầu thu hoạch khoảng 65 – 75 ngày sau khi trồng. Dạng trái hình tròn, vuông hoặc hình nhót, khi chín màu đỏ đẹp, độ đồng đều cao, thịt quả dày chắc, cứng trái, bảo quản được lâu và chịu vận chuyển

Vài năm trở lại đây, nhiều nông dân trong tỉnh Khánh Hòa sản xuất cà tím Nhật Bản (CTNB) theo mô hình của Công ty Cổ phần Thủy sản Bạc Liêu (CPTSBL), chi nhánh tại Khu Công nghiệp Suối Dầu

Công nghệ ghép cà chua trên gốc cà tím EG203 và kỹ thuật trồng cà chua ghép trái vụ của Viện Nghiên cứu Rau quả đã được áp dụng thành công vào sản xuất ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Dưới đây, chúng tôi giới thiệu tóm tắt kết quả nghiên cứu này để bà con tham khảo và áp dụng.