Phình Giàng tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng
Đa số diện tích rừng của xã đều nằm đan xen với diện tích canh tác nương rẫy của người dân, vì vậy nguy cơ xảy ra cháy rừng trong mùa hanh khô là rất cao. Với tinh thần kiên quyết không để xảy ra cháy rừng, trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã đã phối hợp với kiểm lâm viên phụ trách địa bàn, tổ chức các buổi họp, tuyên truyền về công tác quản lý, bảo vệ rừng, nâng cao ý thức cho bà con.
Vào những tháng cao điểm mùa khô hanh, cấp ủy, chính quyền xã Phình Giàng đã chỉ đạo nhân dân 12 thôn, bản tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, nâng cao ý thức phòng, chống cháy rừng. Tổ chức ký cam kết với các hộ, nhóm hộ về công tác quản lý, bảo vệ và phòng chống cháy rừng, đưa các nội dung quy định quản lý, bảo vệ rừng vào quy ước, hương ước của thôn bản.
Bên cạnh đó, cấp ủy, chính quyền xã cũng tích cực vận động nhân dân chủ động phát dọn thực bì tại các khu rừng, hướng dẫn bà con cách xử lý và dập tắt các đám cháy nhỏ. Với sự vào cuộc của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, diện tích rừng phòng hộ, rừng khoanh nuôi tái sinh của xã Phình Giàng luôn được bảo vệ và phát triển tốt, tình trạng phá rừng, lấn chiếm rừng làm nương đã giảm rõ rệt. Trong năm 2014 và quý 1 năm 2015, toàn xã chỉ xảy ra 2 vụ chặt phá rừng làm nương trái phép ở bản Xa Vua A và B, đã bị xử phạt theo quy định hương ước của thôn bản.
Xác định phát triển nghề rừng và sống bằng những nguồn lợi mà rừng đem lại là lợi thế của địa phương, Phình Giàng đã có nhiều giải pháp hạn chế cháy rừng do đốt nương bừa bãi, nâng cao tinh thần cảnh giác của nhân dân trước nạn “lâm tặc”. Ông Giàng Nhè Sùng, Phó Chủ tịch UBND xã Phình Giàng, cho biết: Từng bản xây dựng quy ước, hương ước; trong đó nêu rõ những quy định về bảo vệ rừng: Cấm chặt phá rừng, đốt nương bừa bãi; cấm săn bắn động vật quý hiếm, cấm khai thác tài nguyên từ rừng khi chưa có sự đồng ý của các cơ quan chức năng…
Trong quy ước, hương ước cũng ghi rõ những mức độ vi phạm và chế tài xử phạt, từ đó có tác dụng răn đe mạnh mẽ. Với nhân dân trong bản, trong xã, khi thấy người lạ vào khu vực rừng mà đem theo những dụng cụ như: cưa máy, dao… sẽ thông báo đến trưởng bản, công an viên, lãnh đạo xã để có hướng giải quyết. Từ việc nêu cao tinh thần cảnh giác nên trong những năm vừa qua Phình Giàng đã giảm thiểu việc “lâm tặc” hoành hành; tình trạng khai thác thác gỗ lậu cũng được hạn chế một cách đáng kể.
Để bảo vệ nguồn tài nguyên rừng, xã Phình Giàng đang tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thấy được giá trị, tầm quan trọng của rừng đối với đời sống con người, từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm trong thực hiện Luật Bảo vệ và Phát triển rừng tại địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Nuôi cá trong ruộng lúa là một hình thức canh tác xen kẽ làm tăng thu nhập trên cùng một thửa ruộng. Mô hình này đã được một số địa phương thực hiện theo tập quán cũ, tuy nhiên, chỉ khi các hộ dân áp dụng đúng kỹ thuật nuôi trồng, hình thức nuôi cá-lúa mới thực sự phát huy hiệu quả.

Ghi nhận tại xã Sơn Bình, huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) cho thấy đã xuất hiện một loại sâu hại cây trồng, theo người dân địa phương gọi là sùng đất. Sùng đất ăn rễ và củ của hầu hết các loại cây trồng, gây thiệt hại lớn cho bà con trong khi người nông dân chưa có biện pháp khắc phục.

Cây hồ tiêu vốn là cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế của người dân xã Tân Liên (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị). Tuy nhiên do sự bùng phát của các dịch bệnh, cụ thể là bệnh chết nhanh, chết chậm đã khiến đa số vườn tiêu của người dân rơi vào cảnh tiêu điều, xơ xác.

Hiện các thành viên hợp tác xã đã thống nhất phương án thu mua bưởi giá cao hơn thị trường, đồng thời chủ động ký kết với xã viên từ khâu sản xuất đến bao tiêu sản phẩm nhằm ổn định nguồn hang.

Nguồn cá dồi dào, nên giá tại các chợ giảm mạnh. Chị Vân cho biết: Tại chợ An Châu, cá bông lau nguyên con giảm từ 250 ngàn/kg xuống còn 160 ngàn đồng/kg so thời điểm Tết Nguyên đán. Các loại cá khác có giá dao động từ 100-120 ngàn đồng/kg. Riêng tôm càng xanh có giá khoảng 300-420 ngàn đồng/kg, giảm 20-30 ngàn đồng/kg.