Phình Giàng tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng
Đa số diện tích rừng của xã đều nằm đan xen với diện tích canh tác nương rẫy của người dân, vì vậy nguy cơ xảy ra cháy rừng trong mùa hanh khô là rất cao. Với tinh thần kiên quyết không để xảy ra cháy rừng, trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã đã phối hợp với kiểm lâm viên phụ trách địa bàn, tổ chức các buổi họp, tuyên truyền về công tác quản lý, bảo vệ rừng, nâng cao ý thức cho bà con.
Vào những tháng cao điểm mùa khô hanh, cấp ủy, chính quyền xã Phình Giàng đã chỉ đạo nhân dân 12 thôn, bản tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, nâng cao ý thức phòng, chống cháy rừng. Tổ chức ký cam kết với các hộ, nhóm hộ về công tác quản lý, bảo vệ và phòng chống cháy rừng, đưa các nội dung quy định quản lý, bảo vệ rừng vào quy ước, hương ước của thôn bản.
Bên cạnh đó, cấp ủy, chính quyền xã cũng tích cực vận động nhân dân chủ động phát dọn thực bì tại các khu rừng, hướng dẫn bà con cách xử lý và dập tắt các đám cháy nhỏ. Với sự vào cuộc của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, diện tích rừng phòng hộ, rừng khoanh nuôi tái sinh của xã Phình Giàng luôn được bảo vệ và phát triển tốt, tình trạng phá rừng, lấn chiếm rừng làm nương đã giảm rõ rệt. Trong năm 2014 và quý 1 năm 2015, toàn xã chỉ xảy ra 2 vụ chặt phá rừng làm nương trái phép ở bản Xa Vua A và B, đã bị xử phạt theo quy định hương ước của thôn bản.
Xác định phát triển nghề rừng và sống bằng những nguồn lợi mà rừng đem lại là lợi thế của địa phương, Phình Giàng đã có nhiều giải pháp hạn chế cháy rừng do đốt nương bừa bãi, nâng cao tinh thần cảnh giác của nhân dân trước nạn “lâm tặc”. Ông Giàng Nhè Sùng, Phó Chủ tịch UBND xã Phình Giàng, cho biết: Từng bản xây dựng quy ước, hương ước; trong đó nêu rõ những quy định về bảo vệ rừng: Cấm chặt phá rừng, đốt nương bừa bãi; cấm săn bắn động vật quý hiếm, cấm khai thác tài nguyên từ rừng khi chưa có sự đồng ý của các cơ quan chức năng…
Trong quy ước, hương ước cũng ghi rõ những mức độ vi phạm và chế tài xử phạt, từ đó có tác dụng răn đe mạnh mẽ. Với nhân dân trong bản, trong xã, khi thấy người lạ vào khu vực rừng mà đem theo những dụng cụ như: cưa máy, dao… sẽ thông báo đến trưởng bản, công an viên, lãnh đạo xã để có hướng giải quyết. Từ việc nêu cao tinh thần cảnh giác nên trong những năm vừa qua Phình Giàng đã giảm thiểu việc “lâm tặc” hoành hành; tình trạng khai thác thác gỗ lậu cũng được hạn chế một cách đáng kể.
Để bảo vệ nguồn tài nguyên rừng, xã Phình Giàng đang tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thấy được giá trị, tầm quan trọng của rừng đối với đời sống con người, từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm trong thực hiện Luật Bảo vệ và Phát triển rừng tại địa phương.
Related news

Anh Trần Văn Nam, thôn Diêm Hà Hạ, xã Gio Hải cho biết, thời tiết thuận lợi nên thuyền của anh ra khơi từ ngày mùng 2 tết. Tưởng chừng mẻ lưới đầu tiên chỉ để “lấy ngày”, không ngờ khi kéo lên đã bắt được hơn 2 tạ cá. So với đầu xuân năm 2014, cá trích năm nay vừa được mùa vừa được giá – anh Nam cho biết thêm.

Vì vậy, những diện tích gieo cấy trước thời vụ, trước thời điểm Lập xuân, trà xuân sớm, trà xuân trung, các giống lúa ngắn ngày có nguy cơ trỗ sớm và có thể gặp rét vào cuối vụ, gây ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng lúa. Ngoài ra, nguy cơ thiếu nước và tình hình sâu bệnh có khả năng diễn biến hết sức phức tạp.

Từ năm 2013 đến nay, giá tôm thế giới liên tục nằm ở mức cao do sản lượng tôm giảm mạnh dưới ảnh hưởng của Hội chứng tôm chết sớm (EMS). Năm 2014, EMS trên tôm tại một số nước đã cơ bản được khống chế nhưng vẫn còn hoành hành tại một số nước sản xuất tôm lớn trên thế giới như Trung Quốc, Thái Lan. Thật khó có thể đưa ra dự báo về giá tôm khi mà ảnh hưởng của EMS và kết quả khắc phục sau đó vẫn rất khó dự đoán.

Tại vùng biển miền Trung như Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Phú Yên đến các vùng biển Nam Bộ như Kiên Giang, Cà Mau… ngư dân phấn khởi khi trúng đậm mùa tôm, cá biển. Thêm vào đó, một số loại hải sản được giá như cá cơm, cá nục, cá thu, cá ngừ, tôm, nhuyên thể… giúp các tàu đánh bắt tăng thêm thu nhập.

Người nuôi tôm ở Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) tự hào với quy trình luân canh tôm – lúa suốt thời gian dài từ năm 1998 đến năm 2008. Vừa thắng tôm, vừa canh tác được một vụ lúa, mức độ rủi ro thấp, hầu hết nông dân 6 xã vùng tôm lúa Mỹ Xuyên khá lên từ quy trình bền vững này.