Atisô Rớt Giá Đà Lạt Giữ Diện Tích Trồng Atisô

Nếu như dịp Tết, bông atisô tươi được bán với giá 50.000 - 60.000 đ/kg thì hiện nay giá bông tươi tại chợ chỉ có 30.000 đ/kg.
Giá thương lái thu mua ở vườn không quá 20.000 đ/kg.
Anh Lê Quang Anh, một nông dân trồng Atisô ở Thái Phiên cho biết, atisô chỉ được giá vào tháng 6, tháng 7 (mùa nghịch). Còn lại, giá cao nhất dịp trước Tết cũng chỉ đạt 50.000 đ/kg. Hiện giá atisô đang xuống và sẽ còn xuống nữa. Do vậy nhà vườn chỉ thu hoạch atisô khô cung cấp thị trường dược liệu. Hiện giá bông atisô khô bán được 300.000 đ/kg. Để có 1 kg bông atisô khô phải cần 7 kg atisô tươi.
Tuy nhiên, atisô thu hoạch được toàn bộ cây. Lá atisô bán 27.000 đ/kg, thân atisô khô cũng bán được 120.000 đ/kg, còn rễ 270.000 đ/kg. Với 4 sào atisô, sau khi trừ chi phí, mỗi năm gia đình anh dư được 300 triệu đồng, chưa kể thu hoạch vụ rau vụ trồng xen.
Bà Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, GĐ Trung tâm Nông nghiệp Đà Lạt cho biết, năm 2013 diện tich atisô Đà Lạt có khoảng 60 ha, trong đó riêng Thái Phiên, phường 12, TP Đà Lạt đã hơn 40 ha. Cao điểm giá bông atisô khô đạt 650.000 đ/kg khiến nhiều nhà đô xô trồng atisô.
Tuy nhiên, khi diện tích atisô tăng đến 90 ha thì hàng dội chợ, giá rớt thê thảm, khiến các nhà vườn lỗ vốn. Chính vì vậy, atisô, dâu tây, hoa là những nông sản được Đà Lạt nói riêng và Lâm Đồng nói chung khống chế diện tích để điều hòa thị trường và đảm bảo nhà vườn có lãi.
Có thể bạn quan tâm

Hiện, giá các loại dâu tây Đà Lạt tăng cao gấp 2-3 lần so với vài tháng trước, với mức giá dao động từ 100.000 - 120.000 đồng/kg tùy loại. Cũng cùng loại dâu tây này, vài tháng trước người dân chỉ bán với giá 35.000 - 50.000 đồng/kg. Ngoài các loại dâu tây trồng theo phương pháp thông thường; dâu tây trồng trong nhà kính, áp dụng công nghệ sạch cũng đang tăng, được các chủ vườn, trang trại bán với mức giá từ 220.000 - 300.000 đồng/kg.
Ngày 7.8, tại thành phố Hưng Yên, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và PTNT; UBND thành phố Hưng Yên và UBND huyện Khoái Châu phối hợp tổ chức hội nghị xúc tiến thương mại tiêu thụ nhãn. Ông Đặng Minh Ngọc, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Cùng dự có đại diện một số đơn vị thuộc Bộ Công Thương; Bộ Nông nghiệp và PTNT và các doanh nghiệp thu mua nhãn.

Ngày 6-8, Trung tâm Khuyến nông Bình Dương phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và phát triển cây điều (Viện Khoa học kỹ thuật miền Nam) và Hội Nông dân xã An Bình (Phú Giáo) tổ chức tập huấn kỹ thuật thâm canh cây điều cho 20 hộ nông dân thuộc mô hình cải tạo, thâm canh điều bền vững.

Vụ hè thu 2015, một số bà con nông dân ở xã Diễn Lộc đã mạnh dạn đầu tư trồng cây bí xanh (trồng bí trái vụ). Quả bí xanh đã trở thành sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế, giúp người dân nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích.

Từ một gia đình nông dân (ND) “chỉ lo đủ gạo ăn” ở vùng “khỉ ho cò gáy” tận Óc Eo (Thoại Sơn, An Giang), vợ chồng Nguyễn Quốc Hùng đã vươn lên thành “Vua lúa” với trang trại sản xuất lúa giống qui mô lớn.