Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chăn Nuôi Khó Phục Hồi Do Sức Mua Quá Yếu

Chăn Nuôi Khó Phục Hồi Do Sức Mua Quá Yếu
Ngày đăng: 06/03/2014

“Trước đây lo thiếu thịt nhưng giờ thì khó khăn nhất lại là thiếu thị trường tiêu thụ”, lãnh đạo Cục Chăn nuôi cho biết.

Tại cuộc họp giao ban Bộ NN- PTNT ngày 4/3, ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi bày tỏ lo ngại trong 6 tháng đầu năm 2014, ngành chăn nuôi khó có thể phục hồi do sức mua của thị trường quá yếu…

Phản ứng phụ

Theo số liệu báo cáo của Cục Thú y, tính đến nay dịch cúm gia cầm đã xuất hiện ở 24 tỉnh, thành phố trên cả nước, tổng cộng có 63 ổ dịch được phát hiện và gây thiệt hại khoảng 63.600 gia cầm.

Cục Thú y cùng các địa phương đã thực hiện tiêm 9,2 triệu liều vacxin, tuy nhiên tại một số địa phương dịch bệnh vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp.

Đặc biệt tại tỉnh Trà Vinh có hiện tượng gia cầm chết nhưng không được tiêu hủy theo đúng quy trình mà chủ trại vứt xác gia cầm bừa bãi.

Ngoài ra, tại các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn cũng có dịch lở mồm long móng tuy nhiên chưa có dấu hiệu lây lan.

Đối với hoạt động phòng chống dịch trong chăn nuôi, Thứ trưởng Vũ Văn Tám nhấn mạnh đây là vấn đề “nóng nhất” hiện nay nên Cục Thú y cần tập trung chỉ đạo các vùng dịch trọng điểm như: Trà Vinh, Khánh Hòa, Nghệ An… Vừa qua Cục Thú y đã chủ động chống dịch khá tốt nhưng ở một số tỉnh mặc dù đã tiêm phòng dịch mà vẫn bùng phát. Theo Thứ trưởng Tám, vấn đề mấu chốt là phải xác định được đúng chủng virus thì mới có thể tiêm phòng hiệu quả.

Một số tỉnh miền Tây Nam Bộ như Bến Tre, Cà Mau… có phát hiện bệnh trên tôm, cá biệt là hơn 800 ha tôm sú ở Sóc Trăng mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân.

Nhìn chung, dịch bệnh chưa gây thiệt hại lớn nhưng lại tác động mạnh tới thị trường tiêu thụ, khiến người dân lo ngại nên hạn chế mua gia cầm và các sản phẩm từ gia cầm đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất.

Ông Nguyễn Xuân Dương cho biết trong thời gian xảy ra dịch cúm gia cầm, giá trứng gà giảm xuống chỉ còn 1.200 đồng/quả, giá thịt gà lông màu giảm chỉ còn 28-30 ngàn đồng/kg.

Đây chính là “phản ứng phụ” khiến ông Dương lo ngại, bởi giá bán sản phẩm giảm mạnh sẽ khiến người chăn nuôi thua lỗ, dẫn tới bỏ chuồng trại.

Một dấu hiệu bất lợi nữa rất dễ nhìn thấy, đó là sức mua của thị trường hiện nay rất yếu: “Cầu kém thì không hy vọng có thể khôi phục chăn nuôi trong 6 tháng đầu năm” ông Dương nói.

Thêm vào đó, hiện nay thị trường trong nước đang chịu sức ép nhất định của dòng thực phẩm nhập khẩu, đây là hiện tượng đã xảy ra từ lâu nhưng trong bối cảnh sức mua trong nước kém lại gặp cạnh tranh mạnh mẽ từ sản phẩm thịt của nước ngoài thì ngành chăn nuôi mới thực sự khốn khó.

“Trước đây chúng ta lo thiếu thịt nhưng giờ thì khó khăn nhất của ngành chăn nuôi là thiếu thị trường tiêu thụ”, vẫn theo ông Dương.

Đồng hành

Trước nguy cơ thị trường trở nên méo mó, biến động theo tâm lý dịch bệnh, Thứ trưởng Vũ Văn Tám khẳng định trách nhiệm của Bộ là phải đồng hành, phối hợp với các địa phương cùng tháo gỡ nhằm tránh thiệt hại cho người chăn nuôi.

Ông Tám cho biết hiện nay ở vùng Đông Nam Bộ có rất nhiều chủ trang trại chăn nuôi gia cầm tuân thủ tốt quy trình an toàn nhưng không bán được sản phẩm, vì vậy việc quan trọng hiện nay là phải có giải pháp để kết nối các chủ trại nuôi với nhà hàng, siêu thị.

“Người dân vẫn muốn ăn thịt gà nhưng họ không biết đâu là gà sạch. Chúng ta phải làm sao để cho người dân thấy những nơi có thể mua được gà ngay trong thời điểm này mà vẫn cảm thấy an toàn”, ông Tám nhận định.

Để giải quyết vấn đề này, Thứ trưởng Vũ Văn Tám giao cho Cục Chăn nuôi chủ trì cùng phối hợp với Cục Thú y và các địa phương, tìm đến các chủ trại nuôi đang gặp khó khăn về thị trường và bàn phương án tháo gỡ cụ thể. Cũng liên quan đến nội dung bảo vệ sản xuất chăn nuôi, Thứ trưởng Tám đề nghị 2 Cục cần chú ý tới công tác chuẩn bị, hỗ trợ giống sau dịch, công tác vệ sinh chuồng trại.


Có thể bạn quan tâm

Phát Triển Cây Chè Hàng Hóa Hướng Tới Sản Xuất Bền Vững Phát Triển Cây Chè Hàng Hóa Hướng Tới Sản Xuất Bền Vững

Với gần 5.000 ha, hiện Lào Cai đứng thứ 6 trong số 18 tỉnh trung du miền núi phía Bắc về diện tích chè. Sản lượng chè của toàn tỉnh năm 2014 đạt 16.200 tấn búp tươi, doanh thu đạt trên 100 tỷ đồng. Điểm đáng chú ý là ngành nông nghiệp đã có những định hướng quan trọng trong mục tiêu phát triển bền vững cây chè hàng hóa.

16/01/2015
Lợi Nhuận Khá Nhờ Giống Lúa Chịu Mặn Phục Tráng Lợi Nhuận Khá Nhờ Giống Lúa Chịu Mặn Phục Tráng

Niềm vui đến với người dân ấp 10, xã Khánh An, huyện U Minh (Cà mau) khi được Trung tâm Giống nông nghiệp kết hợp với Phòng NN&PTNT huyện U Minh triển khai sản xuất lúa mùa chịu mặn Một bụi đỏ CM phục tráng cho thu nhập đạt 15 triệu đồng/ha.

16/01/2015
Hơn Nửa Diện Tích Lúa Đông Xuân Nông Dân Sạ Lúa IR 50404 Hơn Nửa Diện Tích Lúa Đông Xuân Nông Dân Sạ Lúa IR 50404

Vụ Đông xuân này, nông dân Châu Thành A (Hậu Giang) gieo sạ gần 8.800ha lúa. Qua điều tra cơ cấu giống lúa thì có gần 55% diện tích nông dân sử dụng giống IR 50404 để gieo sạ, tăng khoảng 5% so với vụ Đông xuân trước. Sở dĩ nông dân sạ nhiều giống này vì năng suất cao trong vụ Đông xuân, ngắn ngày, giúp bà con rút ngắn thời gian để xuống giống 3 vụ lúa.

16/01/2015
Dưa Hấu, Thanh Long Vào Mùa, Lại Lo Ùn Tắc Cửa Khẩu Dưa Hấu, Thanh Long Vào Mùa, Lại Lo Ùn Tắc Cửa Khẩu

Do đó, nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu một số trái cây có đặc tính mùa vụ, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc tại các cửa khẩu biên giới vào thời điểm hiện nay, Cục Xuất nhập khẩu có công văn đề nghị các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu mặt hàng trái cây qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn triển khai thực hiện một số biện pháp để tránh xảy ra ùn tắc tại cửa khẩu.

16/01/2015
Kim An (Hà Nội) Giàu Lên Nhờ Trồng Cam Canh Kim An (Hà Nội) Giàu Lên Nhờ Trồng Cam Canh

Những ngày cuối năm, trên tuyến đê dẫn xuống xã Kim An, không khí mua bán cam Canh diễn ra tấp nập. Anh Nguyễn Văn Hoa, ở thôn Tràng Cát, chủ vườn cam Canh có diện tích trên 1ha vui mừng cho biết, năm nay, vườn cam 200 gốc của gia đình anh ước tính sẽ cho thu hoạch khoảng 16 tấn quả.

16/01/2015