Phía Nam Tiêu Thụ Vải Thiều Tăng Mạnh!
Từng đoàn xe container lạnh chở trái vải từ các tỉnh phía Bắc nườm nượp đổ vào các chợ đầu mối nông sản tại TP.HCM trong những ngày gần đây khiến giá giảm mạnh từ 50-70.000 đ/kg (giá sỉ) lúc đầu mùa xuống còn 12.000-14.000đ/kg.
Anh Phan Anh Tuấn - Phụ trách phòng kinh doanh Công ty TNHH Kinh doanh và quản lý chợ đầu mối nông sản Hóc Môn- cho hay: Vải Thiều về đến chợ trong ngày chủ yếu 2 loại có xuất xứ Thanh Hà và Lục Ngạn (Bắc Giang). Đợt vải đầu tiên về tại chợ là giữa tháng 5 và lượng hàng bắt đầu rộ mùa là từ tháng 6 và khoảng đến trung tuần tháng 7 nguồn hàng sẽ hết.
Trong những ngày gần đây khối lượng vải thiều về chợ tăng nhanh. Cụ thể trong các ngày từ 10-15/6 sản lượng hàng nhập về trung bình vào khoảng 135 tấn/ngày. Đặc biệt trong hai ngày gần đây 18-19/6 khối lượng hàng nhập về chợ đạt 140-150 tấn/ ngày.
Tại các chợ nhỏ lượng trái vải tiêu thụ cũng tăng đáng kể. Tại Chợ Bà Chiểu, quận Bình Thạnh, chị Phương- chủ sạp kinh doanh trái cây chợ- cho biết, vào mùa vải, đều lấy mối vải từ chợ nông sản Hóc Môn, Thủ Đức về bán cho bạn hàng và bán lẻ cho người tiêu dùng.
Khách hàng ở sạp chỉ chuộng loai vải Lục Ngạn, Thanh Hà (trái màu đỏ, vỏ nhẵn ít gai, hạt nhỏ). Được biết, nguồn hàng này tại các chợ bán rất chạy. Đối với trái to, hàng đẹp thì bán lẻ với giá 30- 35.000/kg, những quả rụng cành thì chỉ bán với mức giá từ 25.000- 30.000/kg.
Nhìn chung giá vải hiện cũng chênh nhau khá nhiều giữa các nơi bán. Tại những khu chợ tự phát ở quận 4, Gò Vấp, vải Thiều được bày bán đồng mức giá 25.000 đồng/kg (không phải vải Lục Ngạn hay Thanh Hà). Theo những người bán trái cây tại đây, khi hỏi đến xuất xứ vải ở tỉnh nào ngoài Bắc thì không ai biết rõ mà chỉ biết hàng từ ngoài Bắc chuyển vào, chính gốc Việt Nam nên người mua không ai ngần ngại như các loại trái cây khác.
Trên đường Nguyễn Văn Cừ (quận 5), Điện Biên Phủ (Quận 3), Nguyễn Thị Minh Khai (Bình Thạnh)… đây là những con đường luôn tập trung nhiều người bán trái cây dạo. Từ đầu tháng 5 âm lịch trở lại đây, hầu hết những người bán trái cây dạo trên con đường này đều chỉ bán vải Thiều.
Chị Nguyễn Thị Thanh, quê ở Thanh Hóa, vào TP HCM bán trái cây dạo đã hơn 10 năm nay cho biết: Năm nay người dân TP HCM ăn trái vải nhiều hơn năm ngoái và cả những năm trước đây. Ngày trước, vào mùa vải mỗi ngày chị Thanh chỉ bán được chừng 40- 50/kg. Năm nay, bình quân mỗi ngày chị bán được 80kg, có ngày bán cả hơn 100 kg. Mỗi kg vải bán dạo ở TP.HCM hiện đang có giá từ 25.000- 30.000 đồng.
Khi được hỏi tại sao giá vải tại chợ đầu mối khoảng 13.000- 16.000 đồng/kg nhưng bán lẻ đến tay người tiêu dùng đến 25.000 đồng, chị Thanh cho biết, trái vải mau xuống phẩm cấp, sau khi lấy ra khỏi thùng xốp ướp lạnh chỉ bán từ sáng đến trưa là tươi ngon nhưng đến chiều là chuyển màu nâu đen nên khó bán. Vì thế phải bán giá cao để lãi lúc đầu còn về sau thì bán giá vốn thậm chí bán lỗ để hết hàng trong ngày và sáng sớm hôm sau lấy hàng mới để bán.
Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ tại TPHCM rất lớn, do đó các nhà phân phối vải Thiều tại Hải Dương, Bắc Giang và nhiều tỉnh thành khác từ phía Bắc có thể đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ. Theo đánh giá của Sở Công Thương TP.HCM, hiện nay 3 chợ đầu mối và hệ thống siêu thị tại TP HCM chi phối 90% hàng nông sản.
Đối với mặt hàng vải Thiều, đại diện các chợ đầu mối và các hệ thống phân phối trên địa bàn TP HCM sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất để đưa trái vải vào tiêu thụ.
Có thể bạn quan tâm
Từ đầu năm đến nay, thị xã An Nhơn đã tổ chức 2 đợt tiêm phòng vắc-xin phòng bệnh lở mồm long móng (LMLM) cho đàn trâu, bò trên địa bàn (đợt 1 tiêm 21.287 con, đợt 2 tiêm 21.933 con) đều đạt trên 87%.
Vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus là mầm bệnh nguy hiểm, nó gây chết tôm và thiệt hại kinh tế rất lớn trong thời gian gần đây. Vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus hiện nay được xác định là tác nhân gây bệnh EMS/AHPND trên tôm.
Ngày 11.11, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 4062/QĐ-UBND về việc khen thưởng thành tích các xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới năm 2015 (đợt 3).
Ngày 12.11, ông Lê Bá Duy, Phó Giám đốc Ngân hàng BIDV - Chi nhánh Phú Tài, cho biết: BIDV Chi nhánh Phú Tài vừa tổ chức ký kết hợp đồng tín dụng tài trợ đóng mới 10 tàu vỏ thép cho 10 ngư dân huyện Hoài Nhơn và huyện Phù Cát, với tổng giá trị đầu tư 177 tỉ đồng.
Vùng trồng ớt chuyên canh ở xã Bình Dân, huyện Kim Thành (Hải Dương) vụ này được mùa được giá với giống ớt chỉ thiên GS- 888 Gold (bà con quen gọi ớt Gold).