Phép Màu Đến Với Hộ Nghèo
Từ những đồng vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội, ước mơ thoát nghèo của hàng nghìn hộ ở huyện Lục Yên, Yên Bái đã thành hiện thực, họ thêm vững tin vươn lên trong cuộc sống...
Gia đình bà Triệu Thị Oanh (56 tuổi), ở thôn Tân Quang, xã Liễu Đô có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Con trai và con dâu mắc bệnh qua đời sớm, để lại cho bà 2 đứa cháu, lớn 10 tuổi, nhỏ 9 tuổi. Gánh nặng cơm, áo, gạo, tiền, chi phí học tập cho 2 cháu đổ dồn lên vai bà.
Nhân đôi cơ hội thoát nghèo
Cuộc đời của 3 bà cháu bà Oanh tưởng chừng không lối thoát bởi ruộng nương ít, trâu bò không có, của cải trong nhà đã bán hết để chữa chạy 2 cho con... Như một phép màu, năm 2012 gia đình bà may mắn được xét cho vay vốn hộ nghèo của Ngân hàng CSXH, với số tiền 25 triệu đồng. Bà đầu tư xây chuồng lợn, ban đầu ít vốn nên bà chỉ dám nuôi 1 lợn nái sinh sản. Nhờ chăm sóc chu đáo, ngay trong năm 2012, lợn nái đẻ 2 lứa. Bán lợn con, bà thu về 16 triệu đồng. Thấy chăn nuôi phù hợp với điều kiện của gia đình, cuối năm 2012 bà xây thêm chuồng nuôi thêm 2 lợn nái...
Trò chuyện với chúng tôi, bà Oanh không giấu được niềm xúc động: “Những ngày khó khăn, tôi cứ nghĩ mấy bà cháu sẽ chết đói. Nhờ có vốn ưu đãi mà bà cháu tôi đã được cứu sống. Tháng 8 này lợn lại đẻ thêm lứa nữa, tôi sẽ cố gắng chăm sóc thật tốt, tích cóp tiền trả vốn và nuôi các cháu ăn học nên người”.
"Không có vốn vay ưu đãi chắc nhà tôi nghèo mãi thôi. Vợ chồng tôi quyết tâm phát triển đàn lợn, đặc biệt là trâu để có tiền trả nợ ngân hàng và nuôi các con ăn học”.Chị Mông Thị Hát
Anh Lý Thông Kỳ (thôn Kha Bán, xã Liêu Đô) lấy vợ, ra ở riêng với hai bàn tay trắng. Không có vốn liếng làm ăn nên nghèo đói cứ đeo đẳng, càng khó khăn hơn khi 2 con ngày càng lớn. Năm 2008, gia đình anh được Ngân hàng CSXH huyện cho vay 5 triệu đồng. Có tiền, anh mua ngay 1 con trâu sinh sản. Cơ hội thoát nghèo lại được nhân đôi khi năm 2009 gia đình được vay thêm 10 triệu đồng. Anh xây tiếp chuồng nuôi 1 lợn nái sinh sản. Năm 2011, gia đình anh đã ra khỏi danh sách hộ nghèo. Chị Mông Thị Hát - vợ anh Kỳ phấn khởi: “Không có vốn vay ưu đãi chắc nhà tôi nghèo mãi”.
Giám sát chặt chẽ sử dụng vốn
Lục Yên là một huyện miền núi, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về hỗ trợ vốn vay cho hộ nghèo phát triển kinh tế, chi nhánh Ngân hàng CSXH hội huyện Lục Yên đã kết hợp với các ban ngành, đoàn thể, các xã, thị trấn tuyên truyền mục đích, ý nghĩa các nguồn vốn vay đối với người dân; thường xuyên sâu sát cơ sở, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu của các hộ, từ đó phân bổ nguồn vốn vay hợp lý, đảm bảo nhanh chóng, đúng đối tượng; kết hợp hướng dẫn, tư vấn người dân sử dụng đồng vốn đúng mục đích. Anh Hoàng Ngọc Giang -Phó Giám đốc chi nhánh Ngân hàng CSXH huyện Lục Yên cho biết: Tính đến hết tháng 7.2013, tổng dư nợ cho vay đối với hộ nghèo trên địa bàn huyện là trên 86 tỷ đồng, với hơn 19.800 lượt hộ nghèo được vay vốn. Từ nguồn vốn ưu đãi, đến nay gần 6.000 hộ đã thoát nghèo.
Theo anh Giang, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của chi nhánh rất ít. Để đồng vốn phát huy hiệu quả, ngân hàng đã phối hợp với chính quyền, các đoàn thể thường xuyên kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn của từng hộ gia đình.
Có thể bạn quan tâm
Theo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn), trên cả nước hiện trồng khoảng 33.600 ha cây thanh long thương phẩm. Trong đó, tại tỉnh Bình Thuận có 24.000 ha, Long An có 5.400 ha và tỉnh Tiền Giang trồng 4.200 ha.
Trong đó, diện tích chuối mô cho thu hoạch trong năm 2014 là 270 ha. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của trận gió lốc ngày 4/6/2014 đã làm 14,5 ha chuối trong giai đoạn có quả non bị gãy đổ. Vì vậy, diện tích cho thu hoạch trong năm 2014 chỉ còn 255,5 ha, sản lượng ước đạt hơn 6.300 tấn.
Lợi dụng nhu cầu cần trị bệnh trên cây có múi của nhiều nhà vườn, một số công ty đã đến tư vấn các chế phẩm nông nghiệp ngăn chặn bệnh vàng lá gân xanh (Greening) trên cây cam sành. Trong khi các cơ quan chuyên môn Hậu Giang khẳng định, đến nay vẫn chưa có bất kỳ loại phân, thuốc nào có khả năng đặc trị được dịch bệnh nguy hiểm này.
Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, Chợ Lách (Bến Tre) phát huy tốt thế mạnh kinh tế vườn với nhiều loại hoa kiểng, cây ăn trái đặc sản. Làng nghề hoa kiểng - cây giống Cái Mơn (xã Vĩnh Thành) có truyền thống trăm năm, đã đưa sản phẩm của vùng đi khắp cả nước.
Người dân xóm Đồng Trung, xã Đồng Thành (Yên Thành - Nghệ An) ai cũng nể phục nghị lực của ông Nguyễn Hữu Bình (SN 1958). Từ hai bàn tay trắng, ông đã vươn lên làm giàu trên vùng đất khó bằng nghề trồng cam, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho lao động địa phương...