Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phép Màu Đến Với Hộ Nghèo

Phép Màu Đến Với Hộ Nghèo
Publish date: Wednesday. August 21st, 2013

Từ những đồng vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội, ước mơ thoát nghèo của hàng nghìn hộ ở huyện Lục Yên, Yên Bái đã thành hiện thực, họ thêm vững tin vươn lên trong cuộc sống...

Gia đình bà Triệu Thị Oanh (56 tuổi), ở thôn Tân Quang, xã Liễu Đô có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Con trai và con dâu mắc bệnh qua đời sớm, để lại cho bà 2 đứa cháu, lớn 10 tuổi, nhỏ 9 tuổi. Gánh nặng cơm, áo, gạo, tiền, chi phí học tập cho 2 cháu đổ dồn lên vai bà.

Nhân đôi cơ hội thoát nghèo

Cuộc đời của 3 bà cháu bà Oanh tưởng chừng không lối thoát bởi ruộng nương ít, trâu bò không có, của cải trong nhà đã bán hết để chữa chạy 2 cho con... Như một phép màu, năm 2012 gia đình bà may mắn được xét cho vay vốn hộ nghèo của Ngân hàng CSXH, với số tiền 25 triệu đồng. Bà đầu tư xây chuồng lợn, ban đầu ít vốn nên bà chỉ dám nuôi 1 lợn nái sinh sản. Nhờ chăm sóc chu đáo, ngay trong năm 2012, lợn nái đẻ 2 lứa. Bán lợn con, bà thu về 16 triệu đồng. Thấy chăn nuôi phù hợp với điều kiện của gia đình, cuối năm 2012 bà xây thêm chuồng nuôi thêm 2 lợn nái...

Trò chuyện với chúng tôi, bà Oanh không giấu được niềm xúc động: “Những ngày khó khăn, tôi cứ nghĩ mấy bà cháu sẽ chết đói. Nhờ có vốn ưu đãi mà bà cháu tôi đã được cứu sống. Tháng 8 này lợn lại đẻ thêm lứa nữa, tôi sẽ cố gắng chăm sóc thật tốt, tích cóp tiền trả vốn và nuôi các cháu ăn học nên người”.

"Không có vốn vay ưu đãi chắc nhà tôi nghèo mãi thôi. Vợ chồng tôi quyết tâm phát triển đàn lợn, đặc biệt là trâu để có tiền trả nợ ngân hàng và nuôi các con ăn học”.Chị Mông Thị Hát

Anh Lý Thông Kỳ (thôn Kha Bán, xã Liêu Đô) lấy vợ, ra ở riêng với hai bàn tay trắng. Không có vốn liếng làm ăn nên nghèo đói cứ đeo đẳng, càng khó khăn hơn khi 2 con ngày càng lớn. Năm 2008, gia đình anh được Ngân hàng CSXH huyện cho vay 5 triệu đồng. Có tiền, anh mua ngay 1 con trâu sinh sản. Cơ hội thoát nghèo lại được nhân đôi khi năm 2009 gia đình được vay thêm 10 triệu đồng. Anh xây tiếp chuồng nuôi 1 lợn nái sinh sản. Năm 2011, gia đình anh đã ra khỏi danh sách hộ nghèo. Chị Mông Thị Hát - vợ anh Kỳ phấn khởi: “Không có vốn vay ưu đãi chắc nhà tôi nghèo mãi”.

Giám sát chặt chẽ sử dụng vốn

Lục Yên là một huyện miền núi, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về hỗ trợ vốn vay cho hộ nghèo phát triển kinh tế, chi nhánh Ngân hàng CSXH hội huyện Lục Yên đã kết hợp với các ban ngành, đoàn thể, các xã, thị trấn tuyên truyền mục đích, ý nghĩa các nguồn vốn vay đối với người dân; thường xuyên sâu sát cơ sở, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu của các hộ, từ đó phân bổ nguồn vốn vay hợp lý, đảm bảo nhanh chóng, đúng đối tượng; kết hợp hướng dẫn, tư vấn người dân sử dụng đồng vốn đúng mục đích. Anh Hoàng Ngọc Giang -Phó Giám đốc chi nhánh Ngân hàng CSXH huyện Lục Yên cho biết: Tính đến hết tháng 7.2013, tổng dư nợ cho vay đối với hộ nghèo trên địa bàn huyện là trên 86 tỷ đồng, với hơn 19.800 lượt hộ nghèo được vay vốn. Từ nguồn vốn ưu đãi, đến nay gần 6.000 hộ đã thoát nghèo.

Theo anh Giang, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của chi nhánh rất ít. Để đồng vốn phát huy hiệu quả, ngân hàng đã phối hợp với chính quyền, các đoàn thể thường xuyên kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn của từng hộ gia đình.


Related news

Đẩy Mạnh Trồng Rau Hè Thu Đẩy Mạnh Trồng Rau Hè Thu

Đặc biệt tại các chợ nội thành Hà Nội giá rau tăng đột biến như rau cải ăn lá từ 10.000- 12.000đ/kg lên 15.000- 20.000đ/kg, dưa chuột bao tử từ 3.500đ/kg lên 8.500đ/kg, cà chua từ 6.000đ/kg lên 12.000-15.000đ/kg, rau muống từ 2.000đ/mớ lên 4.000- 5.000đ/mớ; giá rau thu mua tại ruộng cũng tăng như bí xanh tăng 2.000đ/kg, cà pháo tăng 10.000đ/kg

Tuesday. July 26th, 2011
Hồi Sinh Nghề Trồng Dâu, Nuôi Tằm Hồi Sinh Nghề Trồng Dâu, Nuôi Tằm

Cây dâu, con tằm đã gắn bó với người dân xã Đắk Lua (huyện Tân Phú - Đồng Nai) gần 20 năm nay. Có thời kỳ trồng dâu, nuôi tằm ở vùng đất ngập lụt này phát triển khá mạnh.

Friday. June 29th, 2012
Người Coi Hội Là Nhà Người Coi Hội Là Nhà

Được chứng kiến những việc làm ý nghĩa của ông Hoàng Văn Lân - Chủ tịch Hội ND xã Thiệu Trung (huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa), chúng tôi mới hiểu vì sao ông được ND nơi đây quý mến.

Sunday. June 24th, 2012
Nuôi Chim Cút Kết Hợp Ao, Vườn Đạt Hiệu Quả Cao Nuôi Chim Cút Kết Hợp Ao, Vườn Đạt Hiệu Quả Cao

Chị Lê Kim Phụng, ngụ ấp Bình Phú 2, xã Bình Hòa, huyện Châu Thành là một trong những người theo nghề nuôi cút đầu tiên ở xã. Sau 7 năm gầy dựng thành đàn và mở rộng quy mô, cộng với học tập từ những điểm sản xuất giống và các lớp kỹ thuật của Hội Nông dân tổ chức, đến nay, chị đã làm chủ trại cút trên 100 chuồng với 16.000 con, đem lại nguồn thu nhập hàng tháng hơn 15 triệu đồng.

Monday. January 16th, 2012
Tôm Hùm Nuôi Chết Hàng Loạt Tôm Hùm Nuôi Chết Hàng Loạt

Mấy ngày nay, vùng nuôi tôm hùm ở xã Xuân Phương, thị xã Sông Cầu tôm bị chết hàng loạt. Theo nhận định ban đầu của cơ quan chức năng, có khả năng nguyên nhân gây ra tình trạng trên là vì ảnh hưởng bởi thủy triều đỏ

Friday. December 9th, 2011