Phê duyệt Quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Quy hoạch nhằm góp phần đẩy mạnh phát triển nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao; đảm bảo vững chắc an ninh lương thực, thực phẩm quốc gia và gia tăng xuất khẩu.
Theo đó, đến năm 2020, ngoài 2 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang và Phú Yên đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tiếp tục quy hoạch và xây dựng 8 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã được UBND tỉnh quyết định thành lập (khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: Thái Nguyên, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Khánh Hòa, Lâm Đồng, TP HCM, Bình Dương, Cần Thơ).
Về quy hoạch vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, các vùng sản xuất cà phê ứng dụng công nghệ cao được tập trung tại Tây Nguyên, Tây Bắc và Bắc Trung bộ; các vùng sản xuất chè ứng dụng công nghệ cao tập trung tại Thái Nguyên (sản xuất chè xanh) và Lâm Đồng (sản xuất chè olong).
Các vùng sản xuất thanh long ứng dụng công nghệ cao tập trung tại Bình Thuận; các vùng sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao tập trung tại Lào Cai, Hà Nội, Hải Phòng, TP HCM, Lâm Đồng; các vùng sản xuất hoa ứng dụng công nghệ cao tập trung tại Lào Cai, Hà Nội, TP HCM, Lâm Đồng; các vùng sản xuất cây ăn quả chủ lực xuất khẩu ứng dụng công nghệ cao tập trung tại Đông Nam bộ và ĐBSCL.
Các vùng chăn nuôi bò sữa ứng dụng công nghệ cao, tập trung tại Sơn La, Hà Nội, Nghệ An và Lâm Đồng; các vùng chăn nuôi lợn ngoại ứng dụng công nghệ cao, tập trung tại vùng đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ; các vùng chăn nuôi gia cầm ứng dụng công nghệ cao, tập trung tại vùng đồng bằng sông Hồng, Đông Bắc, Bắc Trung bộ và ĐBSCL.
Các vùng sản xuất tôm nước mặn, nước lợ ứng dụng công nghệ cao, tập trung tại vùng đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung bộ, Duyên hải Nam Trung bộ, Đông Nam bộ và ĐBSCL.
Định hướng đến năm 2030, hoàn thành xây dựng và đưa vào sử dụng, hoạt động có hiệu quả 10 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã được thành lập thuộc quy hoạch tổng thể. Bên cạnh đó, nghiên cứu quy hoạch các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại các tỉnh Lào Cai, Phú Thọ, Sơn La, Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Đắk Nông, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang và các tỉnh còn lại.
Có thể bạn quan tâm
Trong khi nhiều nơi trong cả nước nuôi tôm thẻ chân trắng không hiệu quả, thì tại tỉnh Khánh Hòa, có những vùng nuôi tôm cho kết quả ngoài mong đợi nhờ áp dụng quy trình nuôi hiện đại.
UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu vừa có thông báo kết luận về việc xử lý sự cố ô nhiễm môi trường gây thiệt hại cho người nuôi cá lồng bè trên sông Chà Và, xã Long Sơn (TP. Vũng Tàu).
Bước vào mùa cải tạo ao vuông, nhiều hộ nuôi tôm trong tỉnh Bạc Liêu tập trung sên vét chuẩn bị cho vụ nuôi mới. Thế nhưng, việc cải tạo ao vuông quanh năm và áp dụng những quy định mới như hiện nay làm người nuôi tôm gặp nhiều khó khăn và ảnh hưởng đến sản xuất.
Những năm gần đây, chị Nguyễn Thị Năm ở ấp Mỹ Bình, tỉnh Tiền Giang đã áp dụng tốt tiến bộ khoa học - kỹ thuật, tuân thủ nghiêm các quy trình chăn nuôi theo khuyến cáo của ngành thú y, nên duy trì được đàn heo sinh sản và heo thịt cho lợi nhuận khá.
Vì còn nhiều thời gian chuẩn bị, người trong cuộc ngành chăn nuôi Việt Nam tự tin còn nhiều cơ hội để thắng, chí ít là không thua trên sân nhà.